Theo dõi sát diễn biến giá cả để kiểm soát lạm phát
Hàng hoá tại siêu thị có điều chỉnh giảm giá, tăng khuyến mãi nhưng hàng hoá tại chợ truyền thống chưa giảm. Ảnh: Thu Dịu. |
Gần đây, có ý kiến băn khoăn chỉ số lạm phát của Việt Nam chưa sát so với giá thực tế một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu tăng trên thị trường.
Phản hồi về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng bình quân được sử dụng làm thước đo lạm phát của nền kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Quốc hội và Chính phủ theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc điều tra, tính toán và công bố thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thống kê.
Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với tháng 7/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Trong tháng 7/2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng.
Trong đó, hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,37%), văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,79%); nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,49%); đồ uống và thuốc lá (tăng 0,39%), may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 0,32%), thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,32%), thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,05%), bưu chính viễn thông (tăng 0,26%), giáo dục (tăng 0,2%), hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,43%), so với tháng trước.
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 7/2022, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh do tác động giảm thuế bảo vệ môi trường và biến động giảm từ giá xăng dầu thế giới. Ở chiều ngược lại, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng, trong đó, giá thịt lợn và một số loại thịt gia cầm tăng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thủy hải sản tươi sống tăng do giá nhiên liệu tăng; giá trứng các loại tăng do đang vào mùa sản xuất bánh Trung thu.
Chỉ số giá văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao thứ hai trong các nhóm hàng do nhu cầu tăng vào dịp hè; chỉ số giá điện nước sinh hoạt lũy tiến tăng do nhu cầu sử dụng nhiều điện, nước sinh hoạt vào mùa nắng nóng; giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...
Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất; việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng do Nhà nước quản lý; nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ.
Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm, khi các gói trong Chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ được triển khai quyết liệt, bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tốt hơn thì ít nhiều cũng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có những điều chỉnh chính sách, trong đó chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước, kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn; đồng thời, sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội và Chính phủ, sự quyết liệt trong chỉ đạo của Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào cùng với các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Thời gian tới, Bộ Tài chính, thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá sẽ phối hợp với các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics