Facebook Twitter youtube Tiktok

Thay đổi để thúc đẩy thương mại điện tử

(HQ Online)- Cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, đem lại cơ hội cho lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) của nước ta là rất lớn. Tuy nhiên, phát triển TMĐT tại Việt Nam cũng đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải có sự linh động để đón bắt cơ hội, đồng thời quản lý tốt hơn để thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển theo kịp xu thế.

thay doi de thuc day thuong mai dien tu

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng cao khi người dân sử dụng mua sắm qua mạng tăng nhanh Ảnh: H.Anh

Tiềm năng lớn

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TMĐT là vấn đề thời sự nhận được sự quan tâm và có tiềm năng lớn trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Do đó, yêu cầu phát triển TMĐT sẽ trở thành một yêu cầu tự nhiên. Theo CIEM, tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam đang ngày càng hiện hữu. Cụ thể, Việt Nam ít nhiều đã có khung chính sách phát triển TMĐT, quy mô thương mại trong nước và quốc tế không ngừng tăng trưởng, đồng thời sự nổi lên của tầng lớp thu nhập trung bình đã kéo theo sự thay đổi đáng kể về hành vi tiêu dùng trong nền kinh tế, đặc biệt là tiêu dùng trên các nền tảng công nghệ.

Những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt tên tuổi lớn hoạt động TMĐT trực tuyến như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Adayroi…, thị trường mua sắm trực tuyến đã không còn xa lại và ngày càng trở nên sôi động. Tỷ lệ người tiêu dùng tham gia vào việc mua bán trên mạng nói chung và trên mạng xã hội nói riêng cũng có xu hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài cũng đổ vào nhiều thông qua các tên tuổi lớn hoạt động trong lĩnh vực TMĐT cũng cho thấy tiềm năng phát triển hứa hẹn của lĩnh vực này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang mở hơn với việc tham gia 17 Hiệp định FTA, bao gồm cả CPTPP sẽ tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho TMĐT. Nhận thức của DN, người dân về TMĐT, về Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tốt hơn và nhu cầu của người dân về TMĐT đang gia tăng.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng chính sách, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam được đánh giá là có thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Thống kê những năm qua cho thấy quy mô thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng tăng dần đều trên 20%/năm, từ 2,2 tỷ USD năm 2013 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. Nếu như năm 2013 tỷ lệ mua sắm của người dân qua thiết bị di động là 6% thì đến năm 2017 là 41%, tỷ lệ này thể hiện qua việc sở hữu thiết bị di động thông minh và theo bà Lê Thị Hà thì đây là khả năng tác động tới TMĐT nhiều nhất.

Được biết, doanh thu bán lẻ TMĐT Việt Nam tăng 24% so với năm 2016. Con số này tương ứng khoảng 500.000 đơn hàng một ngày. Với đà phát triển này, doanh thu TMĐT sẽ vượt mức 10 tỷ USD vào năm 2020.

Sự phát triển lành mạnh và bền vững của TMĐT đòi hỏi phải có những nền tảng cơ bản bao gồm: Hạ tầng công nghệ, bao gồm cả thanh toán điện tử, bảo mật, an ninh giao dịch TMĐT; hạ tầng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển TMĐT, thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư tư nhân chiến lược cho phát triển TMĐT, vai trò tích cực của chính phủ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển TMĐT. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, còn nhiều thách thức, khó khăn của Việt Nam trong chuẩn bị nền tảng cho phát triển TMĐT.

Đơn cử, tại Việt Nam, việc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng vẫn còn khá phổ biến, thay vì thanh toán trực tuyến. Hiện Việt Nam có đến hơn 80% DN hỗ trợ phương thức thanh toán trực tiếp khi nhận hàng so với mức trung bình 47% trong khu vực, và chỉ khoảng 20% ở Singapore và Malaysia. Thêm nữa, thị phần TMĐT tại Việt Nam chủ yếu do các DN FDI nắm giữ, trong khi sự tham gia của các DNNVV trong nước còn rất hạn chế. Hạ tầng công nghệ tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là độ ổn định, khả năng ứng phó với các sự cố về bảo mật, an toàn thông tin…

Cần cách mạng về tư duy

Bên cạnh những thách thức, đánh giá về thực những vấn đề đang nổi lên trong phát triển TMĐT Việt Nam hiện nay, bà Lê Thị Hà nhấn mạnh, công nghệ ngày càng phát triển, TMĐT không ngừng thay đổi về mô hình, phương thức hoạt động, về mức độ tham gia của các đối tượng liên quan: Người sở hữu web, người bán, người mua, người cung cấp hạ tầng kỹ thuật, các đối tượng trung gian thanh toán, vận chuyển… “Một trong những vấn đề nổi lên trong phát triển TMĐT là xuất hiện những mô hình TMĐT mới, phức tạp trong cách thức hoạt động và chủ thể tham gia. Thậm chí, có những mô hình mới mà chúng tôi không thể dùng Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về TMĐT để điểm danh”, bà Lê Thị Hà nói.

Còn ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) nhấn mạnh tới vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa trong TMĐT. Theo ông Dương, việc kiểm soát hàng hóa trong thương mại truyền thống đã khó nhưng điều này lại càng phức tạp, khó khăn hơn trên môi trường TMĐT. “Đơn cử như việc xử lý trường hợp bán đồ chơi gắn cờ có in hình bản đồ không phù hợp với an ninh an toàn quốc gia mà người bán không biết chi tiết thông tin về bản đồ đó trên sản phẩm… Để phối hợp kiểm soát, xử lý vấn đề này là rất khó khăn, phức tạp”, ông Nguyễn Anh Dương nói.

Một vấn đề khác đang là nỗi e ngại của người dân chính là việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy, người dân ngày càng đánh giá cao và hài lòng hơn khi tham gia mua sắm trực tuyến, nhưng việc có quá nhiều DN không thông báo và không đăng ký với Bộ Công Thương cũng làm người tiêu dùng lo ngại về chất lượng hàng hóa trao đổi trên môi trường TMĐT. Trong khi đó, dù có quy định và thể chế về bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng vẫn không biết địa chỉ và tốn rất nhiều thời gian, chi phí để khiếu nại khi gặp vấn đề trong giao dịch TMĐT.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, công tác quản lý TMĐT đối với các giao dịch xuyên biên giới cũng đang đặt ra nhiều thách thức, làm sao để quản lý các giao dịch từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam đòi hỏi có hệ thống chính sách đồng bộ liên quan TMĐT chứ không chỉ là về TMĐT. Bên cạnh đó, thu thuế TMĐT cũng là một trong những thách thức trong quản lý TMĐT tại Việt Nam.

Liên quan đến khung khổ pháp lý cho TMĐT, được biết, từ năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật đầu tiên đặt nền tảng pháp lý cho TMĐT: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Trong giai đoạn 2011-2015, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT đã được ban hành, trong đó có Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT. Tuy nhiên, theo đánh giá, các quy định pháp lý còn có độ vênh và chưa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lành mạnh của TMĐT nói riêng và các phương thức, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung.

Về quản lý TMĐT trong bối cảnh mới, theo TS. Nguyễn Đình Cung, CMCN trước hết phải là cách mạng về tư duy rồi mới đến CMCN. Theo đó, việc đầu tiên không phải là nghĩ đến chuyển “quản” thế nào, mà là phải là thúc đẩy thế nào, vì TMĐT là lĩnh vực rất mới, khi chúng ta chưa biết cách quản thì phải nghĩ làm gì để nó phát triển, sau đó quan sát và khi phát hiện vấn đề thì có các đề xuất để quản lý.

Đối với những phương thức kinh doanh TMĐT mới như Uber hay Grap, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, vấn đề không phải là tìm cách đuổi họ đi mà làm sao để có những Uber, Grap của Việt Nam, có những công ty công nghệ của Việt Nam. Chúng ta có thể hạn chế Uber, Grap nhưng không phải là triệt tiêu phương thức kinh doanh mới cho các DN tư nhân trong nước phát triển, chúng ta phải tạo ra cơ hội. Từ những vụ kiện liên quan đến loại hình kinh doanh mới này, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: Việc dịch chuyển lao động, vốn từ DN kém sang DN tốt hơn là điều cần khuyến khích, đây là phân bố nguồn lực trong kinh tế thị trường. “Chúng ta không nên ngăn chặn, không thể theo kiểu kiện ông này vì ông này lấy hết nguồn lực của tôi. TMĐT đưa lại những cơ hội lớn cho DNNVV, vậy cần nâng, hỗ trợ như thế nào là vấn đề đặt ra hiện nay. Cần phải thay đổi tư duy và cách thức quản lý nhà nước làm sao để thúc đẩy phát triển, nếu không chúng ta sẽ kìm hãm phát triển, chỉ đi giải quyết các thất bại của thị trường. Quản lý xét đến cùng không gì khác là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
“Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT còn rối rắm, gây khó khăn, kìm hãm TMĐT phát triển. Thời gian ban hành các văn bản này trải dài từ 2005 đến 2016, nhiều văn bản vẫn còn hiệu lực thì sẽ không còn phù hợp bởi sự phát triển của TMĐT thay đổi nhiều như thế nào. Theo nghiên cứu thì ngay cả các văn bản mới ban hành trong vài năm gần đây cũng chưa đủ để phù hợp với thực tiễn, ví dụ với loại hình taxi truyền thống kiện taxi công nghệ, chẳng khác nào “con trâu kiện máy cày” đã lấy mất công việc của mình. Chưa kể các văn bản đã ban hành có nhiều văn bản chưa cập nhật được các cam kết quốc tế, từ đó không theo được tinh thần tạo thuận lợi cho phát triển, đặc biệt là cho lĩnh vực mới mẻ. Do đó, cần thay văn bản cũ, lạc hậu bằng văn bản mới ngay, vì đòi hỏi thay đổi của cuộc sống. Những văn bản mới cũng nên làm trong 1-2 năm, và sẽ tiếp tục được cập nhật. Bộ Công Thương nên chủ trì trong xây dựng luật mới, trong đó đề cập toàn diện về TMĐT trong luật này phù hợp với cam kết quốc tế, dỡ bỏ những gì không đúng với cam kết quốc tế. Về hợp tác quốc tế trong phát triển TMĐT, nên cẩn trọng trong mời các DN ngoại về TMĐT đầu tư vào Việt Nam. Khi chọn đối tác chiến lược phải là đối tác cùng hợp tác phát triển, không nhất thiết phải là ông lớn cạnh tranh với Việt Nam, bởi có thể ban đầu họ làm bùng lên TMĐT nhưng về lâu dài lại làm thui chột hàng hóa TMĐT của Việt Nam là không nên. Chúng ta cũng nên học hỏi Singapore, họ đã chủ động mời Amazon vào để giảm sức ép của Alibaba”.

PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính:
“Thuế TMĐT chính là lĩnh vực còn đang thất thu khá nhiều ở nhiều địa phương, cơ quan Thuế chưa đưa được những đối tượng này vào diện quản lý và chưa kiểm soát được giao dịch kinh doanh của những đối tượng này. Về cơ chế, chính sách, Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo nền tảng và cho phép cơ quan Thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT như quy định về cơ chế tự khai - tự nộp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ 3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử). Tuy nhiên, cũng chính những quy định này đã tạo "lỗ hổng" quản lý từ phía cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Cùng với đó, sự phối kết hợp giữa các nhà mạng, cơ quan Thuế và các ngân hàng thương mại chưa chặt chẽ nên mới xảy ra tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh này".

H.Anh (ghi)

Hoài Anh

Tin liên quan

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

(HQ Online) - Nhờ kết quả tăng trưởng tích cực của quý 3/2024, cũng như những điểm sáng trong 10 tháng năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 ước đạt từ 6,8 - 7%, cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó.
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

(HQ Online) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

(HQ Online) - Thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam chiều 20/11/2024, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với chủ trương đầu tư dự án và đề nghị cần tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước, huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá

“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá

(HQ Online) - Hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Bình Dương đang được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan quản lý để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm

Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm

(HQ Online) - Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, xuất khẩu tôm đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Trong phiên họp ngày 22/11/2024, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi là cần thiết, phù hợp, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công

Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công

Ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Đến hết 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% (tương ứng tăng 45,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản trong tháng 10 tăng đột biến.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, ...
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã ...
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

Việc triển khai các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) không chỉ là yêu cầu đạo ...
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ...
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; ...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim chia sẻ quan điểm chung về việc tăng cường kết ...
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Cục Hải quan Quảng Bình sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 2024, đạt số ...
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự ...
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Tổng cục Hải quan chỉ đạo các hoạt động cải cách, hiện đại ...
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai nằm ở vị trí trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - ...
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng ...
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan

Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan

Những nội dung liên quan các điều, khoản dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và ...
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Với hành vi vận chuyển 70kg ma tuý, chuyến “xuất ngoại” của 5 vị khách người Lào đã không hẹn ...
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát ...
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa kiểm tra lưu thông, phát hiện phương tiện vận tải đang vận ...
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Hoàng Văn Thịnh có hành vi vận ...
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn

Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn

Bốn lực lượng Bộ đội Biên phòng, Bộ Công an, Cảnh sát biển và Hải quan đã tổ chức giao ...
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp

Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án A724p chống tội phạm ma ...
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống thương mại điện tử, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến ...
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn ...
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Tháng 10 vừa qua, cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đã lập kỷ lục với sản lượng ...
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm

Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm

Deadline dồn dập cuối năm khiến dân văn phòng thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, cạn kiệt năng ...
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Acecook Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu với môi trường ...
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian qua, khi các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới phát triển, các doanh nghiệp trong ...
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Thủ tục tham vấn hay vấn đề hoàn thuế khi có điều khoản giảm giá… là những vấn đề được ...
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang ...
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Hiện nay, sản phẩm thực phẩm chế biến Việt Nam, trong đó các sản phẩm thủy sản đã được xuất ...
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung ...
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?

Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?

Đó là thắc mắc của Công ty CCL Secure tại Việt Nam gửi đến cơ quan Hải quan đề nghị ...
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể

Theo TS. Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối ...
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu ...
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ...
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Lô xe đầu tiên nhập khẩu từ Indonesia của thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc, Omoda C5 đã cập cảng ...
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

Ngày 19/11/2024, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý triển khai chương trình “Đón xế yêu – nhận ...
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận về cơ chế cam kết giá - một hệ ...
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội

Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội

Trong vòng bốn giờ sau khi đặt lịch tại địa điểm bạn chọn, và toàn bộ chi phí (bao gồm ...
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Từ ngày 12 đến ngày 14/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil, Tổ chức Hải quan thế giới đã khai mạc ...
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Iraq Al Sudani thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh ...
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Cư dân của những thành phố nhỏ của Trung Quốc đang nổi lên với vai trò là nhóm người tiêu ...
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil thông báo nước này và Trung Quốc đã ký 37 thỏa thuận trong các lĩnh vực nông nghiệp, hợp ...
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các nước và liên minh quân sự chịu răn đe hạt nhân ...
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT

BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT

Các cuộc thảo luận gần đây của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS về một hệ thống thanh ...
Phiên bản di động