Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kết nối thị trường thế giới qua thương mại điện tử
Sự kiện kết nối “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử”. Ảnh: H.D |
Để giải quyết khó khăn này, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thương mại điện tử chính là giải pháp tối ưu trong bối cảnh thương mại điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu.
Phát biểu tại sự kiện kết nối “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử” do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc VCCI phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại VINEXAD tổ chức ngày 6/4/2023, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm cho biết, giai đoạn 2017-2022, thương mại điện tử tại Việt Nam luôn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định từ 16-30%/năm.
Cũng về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng 20% trong thời gian tới. Năm 2022, Amazon bán 10 triệu sản phẩm, tăng 20% so với năm trước và Alibaba cũng có mức tăng trưởng tương tự. Vì thế, xu hướng phát triển thương mại điện tử là tiến tới thương mại số, phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử từ việc thanh toán cho đến xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Thanh Tâm nhấn mạnh, tiềm năng phát triển và lợi ích của thương mại điện tử là rất lớn, nhưng thực tế cũng còn không ít thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử.
Cụ thể, doanh nghiệp thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến; khó khăn trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng; các quy định cần tuân thủ của các quốc gia nhập khẩu; doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc còn chưa chuẩn hóa về nội dung và hình thức, chưa đáp ứng đúng yêu cầu truy xuất; doanh nghiệp còn chưa thực sự tập trung đầu tư vào chăm sóc, xây dựng các gian hàng chất lượng trên các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu doanh thu và tiếp cận khách hàng...
Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là do việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử còn thiếu cơ chế về tài chính cũng như chính sách. Hiện vẫn chưa có quy định riêng về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” của Chính phủ đã đặt ra yêu cầu về khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, trong đó thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.
Do vậy, về phía cơ quan quản lý, đại diện Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo thuận lợi cho thương mại điện tử. Cùng với đó là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, khuyến khích khu vực tư nhân đổi mới sáng tạo và tích cực tham gia ứng dụng thương mại điện tử.
Ngoài ra, để nâng cao quản lý trong thương mại điện tử xuyên biên giới, ông Nguyễn Văn Thành còn nhấn mạnh đến việc nâng cao tính minh bạch bạch thị trường, chuẩn hóa thông tin; thực hiện chính sách về thuế trong thương mại điện tử; tăng cường vấn đề về sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng…
Với các doanh nghiệp, chuyên gia về thương mại điện tử Lê Trung Dũng đã chỉ ra những yếu tố cốt lõi để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai hiệu quả các hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
Theo đó, các doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh, cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, về năng lực thương mại, xuất khẩu cùng các giấy tờ chứng minh. Các doanh nghiệp cũng nên tham gia đa dạng sàn thương mại điện tử, sử dụng nhiều kênh thương mại để tìm kiếm thông tin khách hàng từ mạng xã hội, truyền thông hoặc thông tin từ các hiệp hội, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả, doanh nghiệp nên dần tiếp cận, ứng dụng thành tựu của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như tận dụng khả năng tương tác, thông tin rộng rãi của các mạng xã hội để quảng bá, truyền thông thương hiệu…
Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc doanh nghiệp phải đầu tư phát triển năng lực sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giúp sản phẩm có xuất xứ rõ ràng để đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng và đối tác quốc tế.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
10:23 | 24/11/2024 An ninh XNK
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics