Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ
![]() | Xuất khẩu thủy sản sang Canada tăng tới hơn 61% |
![]() | Xuất khẩu gỗ tăng trưởng nhưng còn nhiều lo ngại |
![]() | Nhiều dư địa xuất khẩu sang Canada |
![]() |
Triển vọng gia tăng XK sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam sang thị trường Canada rất khả quan. Ảnh: ST |
Canada nhập khẩu trung bình 7 tỷ USD/năm
Canada là 1 trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới. Quốc gia này có chuyên môn lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây do NK tăng nhanh và XK giảm, Canada đã trở thành nước NK ròng các sản phẩm đồ nội thất.
Bà Trần Thu Quỳnh, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết: nhu cầu tiêu thụ trung bình mặt hàng này của một hộ dân tại Canada khoảng 700 USD/năm, trong đó tiêu thụ cao nhất là ở bang Ontario. Trong giai đoạn 2014-2021, Canada nhập khẩu trung bình khoảng 550 triệu USD/tháng, khoảng 7 tỷ USD/năm. Cao điểm nhập khẩu thường là các tháng cuối năm và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và tháng 7 hàng năm.
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ XK (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) cho biết: năm 2021, XK đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá NK của Canada. Điều này cho thấy, các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Đáng chú ý, hiện nay, tại các chuỗi siêu thị lớn như COSTCO, IKEA, LEON’S… có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm nội thất sản xuất từ Việt Nam.
Theo nguồn tin từ marketinsightsreports.com, dự báo thị trường đồ nội thất gia đình của Canada đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6% trong giai đoạn 2021 – 2025. Con số tăng trưởng này đạt được là nhờ sự cải thiện trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở tại nhiều vùng của Canada. Phần lớn việc mua đồ nội thất được thúc đẩy bởi người tiêu dùng chuyển đến nhà mới.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, triển vọng gia tăng XK sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam sang thị trường Canada rất khả quan, trước hết là nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và tác động tích cực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). “Đặc biệt, khai thác tốt thị trường Canada, sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam còn có cơ hội đẩy mạnh sang các thị trường khác trong khu vực Bắc Mỹ, bởi đây được xem là một “cửa ngõ” để đi vào khu vực này”, bà Thuỷ nhấn mạnh.
Nỗi lo thiếu nguồn nguyên liệu
Dù đứng thứ 13 trong số các quốc gia XK đồ gỗ và trang trí nội thất vào Canada, song theo bà Trần Thu Quỳnh, vấn đề đáng lưu ý là thị phần của Việt Nam tại Canada hiện còn rất nhỏ so với các quốc gia khác.
Từ góc độ DN, ngành hàng, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương phân tích: “Ngành gỗ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây và nắm bắt tốt xu hướng thị trường. Với riêng với Canada, sản phẩm gỗ Việt đã có mặt, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nhưng con số XK so với quy mô thị trường còn nhỏ”.
Để thúc đẩy XK đồ gỗ và trang trí nội thất vào Canada nói riêng, khu vực Bắc Mỹ nói chung, vấn đề khó khăn được không ít DN ngành gỗ chia sẻ hiện nay là thiếu nguồn nguyên liệu gỗ bạch dương dùng để sản xuất tủ bếp do khó NK, bị ảnh hưởng lớn bởi xung đột Nga-Ukraine. Trên thực tế, mặc dù Việt Nam không phải là nước trực tiếp NK nhiều gỗ nguyên liệu từ Nga nhưng gián tiếp nhập một lượng không nhỏ thông qua các thị trường trung gian, điển hình như Trung Quốc. Sau khi NK từ Nga, các DN gỗ Trung Quốc sẽ chế biến và XK sang các thị trường khác, bao gồm Việt Nam. Trung bình hàng năm Việt Nam NK hơn 70.000 m3 gỗ xẻ và gần 200.000 m3 ván gỗ từ Trung Quốc, bao gồm gỗ bạch dương, phong vàng, sồi và thông, xuất xứ từ Nga. “Các DN rất mong muốn được cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ tìm kiếm nguồn gỗ NK thay thế”, ông Nguyễn Liêm nói.
Chia sẻ kinh nghiệm giao thương đồ gỗ và trang trí nội thất với thị trường Canada, một số DN NK của Canada thông tin: có nhiều cách bán hàng qua Canada, trong đó có hai cách chính là bán thành phần sản phẩm qua Canada để lắp ráp và bán thành phẩm. Cụ thể, với cách bán thành phần sản phẩm, DN có lợi thế là đóng gói gọn và vận chuyển thuận lợi, tuy nhiên cần xem xét đến chi phí lao động cao tại Canada. Trong khi đó, với việc bán thành phẩm, chi phí vận chuyển sẽ tăng cao do thành phẩm lớn khó tiết kiệm không gian trong đóng gói. Bởi vậy, DN cần tìm hiểu thông tin về phân phối mặt hàng thành phẩm, có thể chọn kênh bán lẻ hoặc thông qua trợ giúp của một đại lý hoặc bán trực tiếp cho khách hàng thông qua internet.
Bà Trần Thu Quỳnh thông tin thêm, Canada sở hữu nhiều nhãn hàng nội thất cao cấp. Do đó, DN Việt có thể phối hợp để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh dưới dạng OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). Lý do là giá nhân công tại Canada cao, đặc biệt nhân công ngành gỗ rất khó tìm, trong khi đó sản xuất tại Việt Nam có thể giải quyết các điểm nghẽn này. Ngoài ra, DN ngành gỗ trong nước cũng có thể tính đến khả năng mua bán DN hoặc khởi nghiệp tại Canada theo hướng đầu tư.
Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng đề cập tới khía cạnh, DN trong nước còn có thể phối hợp đào tạo nhân lực, nhất là việc kết hợp nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm gỗ, học tập kinh nghiệm xử lý gỗ và nước sơn, tự động hoá trong sản xuất, tận dụng hệ thống bán hàng của đối tác Canada để đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ. “Chính phủ Canada đang hỗ trợ mạnh mẽ cho DN phát triển chuỗi cung ứng, rất nhiều sản phẩm phụ trợ cho ngành gỗ Canada bị thiếu nguồn cung và DN trong nước có khả năng tham gia vào”, bà Trần Thu Quỳnh nói.
Tin liên quan

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan
15:50 | 25/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Trước hợp nhất, Bắc Giang vượt Bắc Ninh về xuất khẩu
16:32 | 09/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025
15:04 | 08/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD
14:03 | 08/07/2025 Cần biết

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

Ngành Thuế Hải Phòng kiện toàn bộ máy phục vụ người nộp thuế thông suốt

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đính chính tỷ giá tính thuế do lỗi hệ thống

Hướng dẫn chính sách thuế dành cho nhà thầu nước ngoài

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Chủ đầu tư phải hoàn trả chênh lệch cho người mua nếu giá nhà thấp hơn quyết toán

Sản xuất công nghiệp kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"
