Tác động của việc hủy tập trận quy mô lớn Mỹ-Hàn
Mỹ-Hàn tập trận bất chấp Triều Tiên cảnh báo chiến tranh | |
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Hàn Quốc diễn tập đổ bộ quy mô lớn |
Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc diễn tập đổ bộ trong khuôn khổ tập trận Đại bàng non tại Hàn Quốc năm 2016. |
Theo báo Yomiuri (Nhật Bản), Mỹ và Hàn Quốc đã quyết định hủy bỏ cuộc tập trận Giải pháp then chốt (Key Resolve) được bắt đầu từ năm 2008 theo hình thức mô phỏng trên máy tính và cuộc tập trận Đại bàng non (Foal Eagle) diễn ra liên tục từ năm 1975. Thay vào đó, hai bên quyết định chuyển sang các cuộc tập trận quy mô nhỏ hơn. Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump viết "bước đi này là nhằm hóa giải căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên".
Vào mỗi dịp tập trận lớn hàng năm giữa Mỹ và Hàn Quốc, tình hình Bán đảo Triều Tiên lại “nóng” lên, Triều Tiên nhiều lần yêu cầu các bên phải hủy bỏ những cuộc tập trận này. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất, Trump cho rằng không nên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên đang diễn ra. Mặc dù Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai kết thúc mà không đưa ra được thỏa thuận nào, nhưng hai bên dường như vẫn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Do đó, Mỹ quyết định ngừng hai cuộc tập trận trên.
Việc hủy các cuộc tập trận có quy mô lên tới khoảng 300.000 binh sĩ và tổ chức tập trận quy mô nhỏ để thay thế thực sự đã được Mỹ và Hàn Quốc thảo luận từ mùa Thu năm 2018. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi đó vẫn muốn tiếp tục các cuộc tập trận trong phạm vi không làm mếch lòng Trump. Do vậy, cuộc tập trận mang tên Đồng minh đã được tổ chức từ ngày 4/3 trong thời gian khoảng một tuần để thay thế cho cuộc tập trận Giải pháp then chốt. Cả thời gian tập trận lẫn một phần hoạt động tác chiến đều được rút ngắn lại. Thay thế cho cuộc tập trận Đại bàng non cũng sẽ là một cuộc tập trận với quy mô tiểu đoàn.
Việc thường xuyên tập trận chung với quy mô lớn là yếu tố không thể thiếu được đối với việc duy trì khả năng phối hợp và ứng phó kịp thời giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc một khi xảy ra chiến sự. Do vậy, các cuộc tập trận hàng năm được tổ chức với sự tham gia không những của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc mà còn có thêm các binh sĩ đến từ Mỹ với mục tiêu tăng cường khả năng phối hợp với quân đội Hàn Quốc và quen thuộc địa hình trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì chắc chắn khả năng đối phó quân sự, nhưng theo bình luận của một sĩ quan là trưởng bộ phận tác chiến thuộc Bộ Tư lệnh liên quân quân đội Hàn Quốc, các cuộc tập trận quy mô tiểu đoàn hay đại đội không đủ để kiểm chứng khả năng chỉ huy thực sự trong thời chiến. Phó Đô đốc Yoji Koda - cựu Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) - cũng cho rằng một kế hoạch tác chiến mà không có sự diễn tập cần thiết thì cũng giống như một vở kịch mà không có sự luyện tập trước. Ông Koda cảnh báo rằng chỉ cần các cuộc tập trận quy mô lớn không được tổ chức liên tục trong vòng ba năm thì khả năng phối hợp giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ rất lộn xộn.
Trong bài phát biểu đầu năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc dừng các cuộc tập trận chung, đồng thời thúc giục Hàn Quốc ngừng mua vũ khí từ bên ngoài. Trong bối cảnh quân đội Mỹ và Hàn Quốc giảm bớt áp lực đối với Triều Tiên, nếu Triều Tiên không phi hạt nhân thì cán cân quân sự trên Bán đảo Triều Tiên sẽ bị phá vỡ.
Tin liên quan
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK