Sửa Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
Sửa Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập | |
Năm 2023, các đơn vị sự nghiệp công lập phải giảm chi từ 2 đến 3% |
Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung quy định về "Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị SNCL". Ảnh: ST |
Nhiều bất cập
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, tháng 6/2021, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị SNCL.
Ngày 5/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022. Chính phủ giao Bộ Tài chính tổng hợp các nội dung về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2022. Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 172/TTr-BTC ngày 2/8/2022, Chính phủ đã quyết định phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022 trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn nguồn tài chính của đơn vị SNCL, tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp công gồm: thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài sản công.
Tuy nhiên, năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nguồn thu của các đơn vị SNCL bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Do đó, việc đánh giá tình hình thực hiện phương án tự chủ của giai đoạn trước nhằm mục tiêu đề xuất phương án tự chủ cho giai đoạn tới không được đảm bảo tính đầy đủ, khách quan, từ đó, ảnh hưởng đến việc xác định mức độ tự chủ của các đơn vị trong thời kỳ ổn định tiếp theo.
Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về các khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các đơn vị SNCL được tiếp tục thực hiện phương án tự chủ đã được duyệt đến hết năm 2022. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc nghiên cứu, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP là cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
Bộ Tài chính khẳng định, dự thảo Nghị định được xây dựng và ban hành nhằm mục đích cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL, trọng tâm là cơ chế tự chủ tài chính; tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, dự thảo Nghị định được ban hành sẽ khắc phục một số tồn tại hạn chế trong triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thời gian qua; tạo tiền đề thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị SNCL, qua đó nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị SNCL và tăng cường quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra thông qua giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Sẽ sửa đổi nhiều quy định
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP sẽ kế thừa các nội dung quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP còn phù hợp; đồng thời khắc phục tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, dự thảo sửa đổi quy định về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công nhóm 1 (đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư), nhóm 2 (đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên) để đảm bảo bao quát các trường hợp đơn vị nhóm 2 vẫn được giao kinh phí thực hiện các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, sửa đổi quy định về trích lập Quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị nhóm 2. Lý giải việc sửa đổi này, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, các đơn vị nhóm 2 thực hiện trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản đóng góp. Quy định này không có sự khác biệt so với mức trích của đơn vị nhóm 3 (đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên). Theo đó, tiếp thu ý kiến tham gia của các địa phương, để khuyến khích đơn vị nhóm 3 chuyển đổi mức độ tự chủ lên nhóm 2; đồng thời, đảm bảo ổn định mức chi trả thu nhập tăng thêm của đơn vị đã thực hiện trong năm 2021 trở về trước, cần thiết sửa lại quy định về mức chi trả thu nhập của đơn vị nhóm 2 tối đa không quá 3 lần.
Dự thảo cũng bổ sung điểm d khoản 1 Điều 15 về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công nhóm 3 để đảm bảo bao quát các trường hợp đơn vị nhóm 3 vẫn được giao kinh phí thực hiện các chương trình, dự án. Đồng thời, bổ sung quy định về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công nhóm 4 (đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) để phù hợp với thực tế một số đơn vị nhóm 4 vẫn có nguồn thu này. Bộ Tài chính cũng bổ sung quy định về chi thường xuyên giao tự chủ của đơn vị sự nghiệp công nhóm 4 như quy định đối với các đơn vị nhóm 1, 2, 3 cho phù hợp với thực tế.
Đáng chú ý, tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung quy định về "Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị SNCL" như sau: sau mỗi thời kỳ ổn định (5 năm), các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 theo lộ trình hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với phần kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics