Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Cần phạt thật nghiêm!
Xây dựng văn hoá sử dụng rượu bia | |
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng rượu bia |
Cơ quan chức năng cần xử phạt thật nghiêm người sử dụng rượu bia khi lái xe. Ảnh: ST. |
Những cái chết tức tưởi
Ngày 1/5, một vụ tai nạn ở hầm đường bộ Kim Liên, Hà Nội do tài xế sử dụng rượu bia đã gây ra cái chết đau thương cho hai người phụ nữ. Những lời tiếc thương của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hai người phụ nữ này được chia sẻ trên mạng xã hội khiến ai cũng phải rơi lệ vì xót thương và căm giận những người đã lái xe sau khi sử dụng rượu bia.
Trước đó, đêm 22/4, một tai nạn thương tâm khác cũng xảy ra khi tài xế Đỗ Xuân Tuyên (49 tuổi) sau khi uống nhiều cốc bia đã lái xe ôtô 7 chỗ tông ngã chị Lê Thu Hà (công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) đang làm việc trên đường Láng khiến chị Hà tử vong tại chỗ, người đi xe máy bị thương.
Chưa hết, trưa 11/4 tại Bình Định, khoảng 10 người trong Đội dịch vụ tang lễ Văn Thứ ngồi chờ khiêng hòm đám tang ở đường Nguyễn Công Trứ, TP Quy Nhơn thì bị xe 7 chỗ lao vào khiến 4 người chết và 6 người bị thương. Người lái xe cũng thừa nhận sử dụng rượu bia trước đó.
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, trên các cơ sở y tế tiếp nhận 9.798 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, trong đó đã có 52 trường hợp tử vong tại cơ sở y tế hoặc xin về.
Ghi nhận tại một số cơ sở y tế hàng đầu về cấp cứu tai nạn giao thông tại Hà Nội cho thấy, tại Bệnh viện Việt Đức, trung bình mỗi ngày có 150 trường hợp cấp cứu, trong đó 120 ca cấp cứu do tai nạn và 60% trong tổng số bệnh nhân này cấp cứu do tai nạn giao thông, 30% do tai nạn sinh hoạt (đánh nhau, gây gổ…), 10% còn lại do các nguyên nhân khác.
Theo bác sỹ Bùi Trung Nghĩa, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức, trong số 90% trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt có khoảng 30- 40 trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn được chỉ định xét nghiệm.
“Tuy số ca cấp cứu Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận trong dịp nghỉ lễ năm nay không tăng so với ngày bình thường, nhưng lại tăng số trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương”, đại diện Khoa Cấp cứu nói.
Tình trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là vấn đề không mới, hệ lụy kéo dài nhiều năm nay mà các biện pháp giảm thiểu hầu như chưa có hiệu quả. Hàng ngày, hàng giờ, thông tin về các vụ tai nạn giao thông mà đối tượng có sử dụng rượu bia đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội khiến nhiều người đã quá quen với nó.
Nhưng với ai, gia đình nào đã là nạn nhân của tai nạn giao thông mới thấu hiểu sự thảm khốc mà nó gây ra. Những đứa trẻ còn quá nhỏ đã mất cha, mất mẹ hay những em nhỏ đang tuổi cắp sách tới trường phải đặt dấu chấm hết trong cuộc đời vì tai nạn giao thông!
Xử phạt thật nghiêm!
Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ở mức báo động khi bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm; tỷ lệ nam giới và thanh, thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao, trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động.
Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp dẫn đến các hậu quả bất lợi về sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống.
Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, khi uống rượu, bia, người sử dụng sẽ bị ức chế não bộ, tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, phối hợp, sự tập trung, tầm nhìn… gây mất an toàn giao thông. Thực tế đã chứng minh, ở các vụ tai nạn giao thông mà người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia, chất kích thích mức độ nghiêm trọng của vụ việc sẽ cao hơn rất nhiều so với bình thường.
Bên cạnh đó, theo bà Trang, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển phương tiện sử dụng, rượu bia khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền đến 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 tháng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Do vậy, vấn đề tăng nặng hình phạt với tài xế uống rượu bia khi lái xe là cần thiết.
Ngoài ra, theo bà Trang, để hạn chế tác hại của lạm dụng rượu bia, Bộ Y tế là cơ quan được Chính phủ giao soạn thảo Dự thảo Luật Phòng chống tác, hại rượu bia, trong đó có đề xuất các biện pháp để giảm việc sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, do còn nhiều tranh cãi về Dự thảo Luật nên Bộ Y tế cũng đang tiếp thu để hoàn chỉnh.
Về các biện pháp xử phạt người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia, luật sư Nguyễn Anh Thơm, đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có lỗi gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, luật sư Thơm cho rằng, hành vi này thuộc nhóm tội phạm xảy ra với lỗi vô ý nên chế tài xử lý hình sự chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, tội phạm này đang có xu hướng gia tăng gây lo lắng và bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông.
Trước thực tế nêu trên, theo ý kiến của luật sư Thơm, cần phải tăng chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa ngay từ ban đầu chứ không để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý. Và để làm được điều này, trước tiên, cần sửa đổi Bộ luật Hình sự, xếp nhóm hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ thuộc nhóm hành vi lỗi cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, nếu hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng về hậu quả đến đó. Hậu quả gây thương tích từ 11% trở lên thì xem xét ở tội danh "cố ý gây thương tích" hoặc gây ra chết người thì xử theo tội danh "giết người".
Ở khía cạnh khác, luật sư Thơm cũng cho rằng, qua gần 3 năm thực hiện Nghị định số 46/2016/NĐ của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi.
Cụ thể, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định hình thức xử phạt bổ sung tước bằng lái từ 4- 6 tháng hoặc 22- 24 tháng và mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40 triệu đồng đối với cá nhân là chưa đủ sức răn đe. Do đó, theo quan điểm của Luật sư Thơm, cần tăng mức phạt tối đa với cá nhân khi vi phạm luật giao thông đường bộ lên gấp 2 lần và tăng mức phạt với người sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường đường, dù là đường cao tốc.
"Cần sửa đổi bổ sung Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định trường hợp tước bằng lái xe vĩnh viễn hoặc buộc học lại luật giao thông, kể cả buộc phải thi cấp bằng lái xe mới khi tham gia giao thông sử dụng rượu bia, chất kích thích. Nếu tái phạm nhiều lần mà không có khả năng giáo dục, nhận thức chấp hành luật giao thông thì tước bằng lái xe vĩnh viễn", luật sư Thơm nhấn mạnh.
Tin liên quan
Lái xe cần mang những giấy tờ gì để không bị phạt?
10:25 | 19/05/2020 Xe - Công nghệ
Cửa ngõ Thủ đô vắng vẻ trong ngày đầu thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng
15:30 | 28/03/2020 Sự kiện - Vấn đề
Lo ngại ăn hoa quả có thể bị phạt vì có nồng độ cồn, đại diện cơ quan soạn thảo Luật nói gì?
14:05 | 03/01/2020 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics