“Sóng ngầm” buôn lậu điều
Khởi tố, điều tra tội trốn thuế liên quan đến vụ buôn lậu vàng | |
Tăng cường chống buôn lậu thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch và thuốc điều trị Covid-19 | |
Chống buôn lậu thời đại dịch |
Buôn lậu hàng nghìn tấn điều thô, các DN gây thất thu cho ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Ảnh: ST |
“Bốc hơi” hàng nghìn tấn điều nguyên liệu
Trên cơ sở kết quả điều tra của Cục Hải quan Bình Phước, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam Giám đốc Công ty TNHH MTV Ánh Thi (gọi tắt là Công ty Ánh Thi) để điều tra về hành vi buôn lậu hạt điều.
Theo Cục Hải quan Bình Phước, từ tháng 6/2017 đến 10/2020, Công ty Ánh Thi đã mở 23 tờ khai nhập khẩu theo mã loại hình E31 (nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) với tổng số lượng điều thô là 3.233 tấn, trị giá theo khai báo là 140,5 tỷ đồng. Sau đó, trong năm 2018, DN này mở 5 tờ khai xuất khẩu theo mã loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu), xuất khẩu 79,38 tấn điều nhân, trị giá 17,28 tỷ đồng.
Trên cơ sở các hồ sơ, chứng từ do Công ty Ánh Thi cung cấp tại thời điểm kiểm tra và thông tin khai báo trên hệ thống của cơ quan Hải quan xác định, lượng nguyên liệu nhập khẩu thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu còn tồn trên hồ sơ khai báo hải quan tính đến hết ngày 28/10/2020 là 2.836 tấn. Tuy nhiên, trên thực tế tại kho công ty thời điểm này không còn tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là hạt điều thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu. Theo cục Hải quan Bình Phước, toàn bộ nguyên liệu hạt điều thô chưa bóc vỏ thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu đã được DN này sản xuất ra thành phẩm nhân điều và bán vào thị trường nội địa nhưng không khai báo với cơ quan Hải quan, không thực hiện chính sách nhà nước về kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định.
Hành vi của Công ty Ánh Thi đã vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng đối với hạt điều thô nhập khẩu thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC. Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 5/12/2016, mặt hàng hạt điều nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu sau ngày 5/12/2016 sẽ được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi chuyển đổi mục đích sử dụng để chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan phải đăng ký tờ khai hải quan mới và phải thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, Công ty Ánh Thi đã tự ý chuyển mục đích sử dụng (bán tiêu thụ nội địa) mà không làm thủ tục hải quan theo quy định và không thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Hiện tại, DN này vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa chỉ trụ sở và cơ sở sản xuất đã thông báo với cơ quan Hải quan.
Cục Hải quan Bình Phước nhận định, Công ty Ánh Thi có dấu hiệu xâm phạm hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu. Hành vi vi phạm của công ty có dấu hiệu của tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, số lượng nguyên liệu hạt điều thô chưa bóc vỏ thuộc các tờ khai nhập khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu không còn tồn kho là 2.836 tấn, trị giá khoảng 123,27 tỷ đồng với số tiền thuế nhập khẩu tương ứng là 6,16 tỷ đồng.
Buôn lậu trá hình DN sản xuất xuất khẩu
Tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu để buôn lậu hạt điều đang trở nên đáng báo động khi hồi tháng 1/2022, Cục Hải quan Bình Phước đã ban hành 3 quyết định khởi tố, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước điều tra về hành vi buôn lậu hạt điều tại 3 DN là Công ty CP XNK Nhật Linh Sài Gòn, Công ty CP Nhật Linh Bến Thành và Công ty TNHH ĐT-TM-DV QNM. Cục Hải quan Bình Phước cũng đang phối hợp điều tra nhiều DN khác về hành vi tương tự.
Trong đó, số lượng hạt điều thô là nguyên liệu nhập khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu đã tự ý chuyển mục đích sử dụng tại Công ty Nhật Linh Sài Gòn là 5.030 tấn, trị giá 80,86 tỷ đồng; Công ty Nhật Linh Bến Thành là 9.974,85 tấn, trị giá 340,4 tỷ đồng; Công ty QNM là 3.651,8 tấn, trị giá 131 tỷ đồng.
Cục Hải quan Bình Phước đã thực hiện xác minh tình hình hoạt động của các công ty trên tại địa chỉ đăng ký trụ sở chính và địa chỉ cơ sở sản xuất như đã thông báo với cơ quan Hải quan. Kết quả cho thấy Công ty Nhật Linh Sài Gòn không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký, cơ sở sản xuất không có máy móc, thiết bị sản xuất hạt điều, không có hàng hóa là hạt điều thô và hạt điều nhân. Thông tin từ Chi cục Thuế quận 1 (TPHCM) cũng xác nhận Công ty Nhật Linh Sài Gòn không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Tương tự, Công ty QNM cũng không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký. Người đại diện theo pháp luật của Công ty QNM là ông Lê Trường Hải và người đã ký hợp đồng cho công ty này thuê kho là bà Nguyễn Thị Hà cũng không có mặt tại địa phương.
Đối với Công ty CP Nhật Linh Bến Thành, theo thông tin của Chi cục Thuế quận 1, công ty đang hoạt động bình thường, chưa được kiểm tra quyết toán thuế, công ty đang nợ thuế, Công ty kê khai không doanh thu các năm 2015, 2018,2019 và đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai GTGT, quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đáng chú ý, 2 công ty Nhật Linh Sài Gòn và Nhật Linh Bến Thành đều có sự tham gia của ông Trần Văn Sương (sinh năm 1972, ngụ Bình Dương) và bà Ngô Hoàng Cát Tiên (sinh năm 1974, ngụ TPHCM) làm người đại diện pháp luật. Làm việc với Cục Hải quan Bình Phước, ông Trần Văn Sương cho biết, hơn 5.000 tấn nguyên liệu là hạt điều thô chưa bóc vỏ thuộc các tờ khai nhập khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu còn tồn theo thông báo của cơ quan Hải quan tại Công ty Nhật Linh Sài Gòn do bà Ngô Hoàng Cát Tiên chuyển bán nội địa. Hiện chính quyền địa phương xác nhận bà Tiên không có mặt tại địa chỉ đăng ký thường trú.
Đối với gần 10.000 tấn nguyên liệu tại Công ty Nhật Linh Bến Thành, ông Sương giải trình: sau khi sản xuất thành phẩm thì mang đi cầm cố cho một số DN ở tỉnh Đồng Nai và TPHCM để lấy tiền xoay xở cho hoạt động của công ty. Đến nay không thể thu hồi lại được vì tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông Sương không có tài liệu chứng minh nên không có cơ sở để xác nhận.
Nhìn chung, thủ đoạn của các DN kể trên đều là nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình sản xuất xuất khẩu để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và kiểm tra chuyên ngành. Sau đó chỉ sản xuất một phần nhỏ nguyên liệu để xuất khẩu nhằm che mắt cơ quan quản lý, lượng lớn nguyên liệu còn lại được chế biến để đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. Điều này tạo sự mất công bằng trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính, xâm phạm hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thực phẩm khi không thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định. Điều này đã đặt ra yêu cầu về việc cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với công tác kiểm soát và quản lý nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng sự thông thoáng của chính sách quản lý để thực hiện hành vi buôn lậu.
Thủ đoạn của các DN là nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình sản xuất xuất khẩu để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và kiểm tra chuyên ngành. Sau đó chỉ sản xuất một phần nhỏ nguyên liệu để xuất khẩu nhằm che mắt cơ quan quản lý, lượng lớn nguyên liệu còn lại được chế biến để đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Triệt phá hơn 67.000 vụ thu hơn 10 tấn ma túy trong gần 3 năm
22:38 | 18/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics