ShopeeFood đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc đua giữ thị phần
![]() |
Sự tham gia của các “ông lớn” như ShopeeFood cho thấy, dịch vụ tiêu dùng nhanh có thể số hóa, cá nhân hóa và tối ưu bằng công nghệ, không kém gì các lĩnh vực bán lẻ truyền thống. |
Tự động hóa trải nghiệm đặt món bằng AI
TMĐT không còn bó hẹp trong việc bán hàng hóa. Những năm gần đây, các nền tảng số đua nhau cung cấp dịch vụ thiết yếu như giao đồ ăn, giao hàng nhanh, thanh toán điện tử, chăm sóc sức khỏe... tạo nên hệ sinh thái “sống trong TMĐT”.
Trong đó, giao đồ ăn là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Các ứng dụng như GrabFood, ShopeeFood, BeFood, HeyU hay AhaMove đang ngày càng mở rộng hoạt động, phủ sóng từ thành phố đến tỉnh thành trong cả nước.
Khảo sát Q&Me năm 2025 cho thấy, người dùng Việt Nam ưu tiên 3 yếu tố khi đặt món qua app: phí giao hàng thấp, giao nhanh và nhiều khuyến mãi. Những yếu tố này vốn là đặc trưng của trải nghiệm TMĐT nhanh, thuận tiện, tiết kiệm. Điều này cho thấy ngành giao đồ ăn đã trở thành một phần không thể thiếu trong hành vi tiêu dùng số.
Trước áp lực cạnh tranh, ShopeeFood chọn chiến lược đầu tư công nghệ để nâng cao trải nghiệm người dùng, yếu tố cốt lõi của TMĐT hiện đại.
Chia sẻ với phóng viên, bà Hoài Anh, đại diện ShopeeFood cho biết, hệ thống AI của ứng dụng này không chỉ ghi nhớ lịch sử đặt hàng mà còn phân tích hồ sơ người dùng, vị trí địa lý, giờ giấc, thói quen ăn uống và thời tiết để gợi ý món phù hợp.
Chẳng hạn, AI sẽ ưu tiên gợi ý đồ uống mát vào những ngày nắng nóng, hoặc món nhiều năng lượng vào buổi trưa. Ngoài ra, hệ thống còn xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp nhận diện các cách gọi món vùng miền như “tần ô”, “cải cúc”, “mộc nhĩ”, “nấm mèo”... giúp tăng độ chính xác khi tìm kiếm. Đây là bước tiến của ShopeeFood nhằm bản địa hóa trải nghiệm số, đây cũng là cơ hội giúp ShopeeFood mở rộng rộng thị trường đến các tỉnh thành mà không gặp rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa.
“Ngành giao đồ ăn đang trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT tại Việt Nam”, nhấn mạnh điều này TS. Khúc Đại Long (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại) cho hay: Sự tham gia của các “ông lớn” như ShopeeFood cho thấy dịch vụ tiêu dùng nhanh có thể số hóa, cá nhân hóa và tối ưu bằng công nghệ, không kém gì các lĩnh vực bán lẻ truyền thống.
“Việc tích hợp AI không chỉ giúp ShopeeFood tối ưu hệ thống mà còn tăng độ trung thành của khách hàng với nền tảng. Tuy nhiên, thời gian tới, ShopeeFood vẫn phải không ngừng đổi mới nếu không muốn bị GrabFood hay HeyU vượt mặt trong việc tích hợp AI vào quy trình giao nhận”, Tiến sĩ Khúc Đại Long nhận định.
Mở rộng mạng lưới, xây hệ sinh thái giao đồ ăn
Dữ liệu từ Metric.vn cho thấy, ShopeeFood hiện đứng đầu về lượng giao dịch tại TP.HCM và đứng nhì với 27% thị phần toàn quốc, sát ngay sau GrabFood. Trong khi đó, BeFood và HeyU đang tăng trưởng nhanh ở các thành phố vệ tinh. Điều này cho thấy cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nền tảng, xu hướng dịch chuyển giữa các ứng dụng giao đồ ăn sang các khu vực ngoài trung tâm.
Khảo sát Q&Me năm 2025 cho thấy, người dùng Việt Nam ưu tiên ba yếu tố khi đặt món qua app: phí giao hàng thấp, giao nhanh và nhiều khuyến mãi. Những yếu tố này vốn là đặc trưng của trải nghiệm TMĐT nhanh, thuận tiện, tiết kiệm. |
![]() |
Để giữ vững thị phần, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ShopeeFood không ngừng mở rộng hệ sinh thái đặt món. Tương tự cách Shopee “làm mưa làm gió” trong TMĐT hàng hóa bằng mã giảm giá và voucher, ShopeeFood cũng đang dùng ưu đãi kỹ thuật số như một đòn bẩy hút người dùng.
Chương trình “ăn ngon rẻ, ShopeeFood bao” được tung ra vào tháng 5/2025, với mức giá tối đa chỉ 30 nghìn đồng (đã bao gồm phí giao hàng). Kết quả, số lượt sử dụng tăng 200% chỉ sau ba ngày, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm trưa và chiều.
Tính năng “Trùm deal ngon” cũng cho phép người dùng có thể săn món ngon với giá giảm giá 30% và sử dụng linh hoạt trong vòng 7 ngày. Đây là cách tái tạo thói quen tiêu dùng trên ứng dụng, tương tự mô hình “mua trước, dùng sau” trong TMĐT truyền thống.
Bà Hoài Anh cho biết, các chương trình ưu đãi này không chỉ thu hút người dùng mới, mà còn kéo dài thời gian sử dụng ứng dụng, giúp ShopeeFood tăng lượt truy cập, tăng đơn hàng và thu hút thêm nhà hàng đối tác giống như cách sàn TMĐT tăng lưu lượng nhận diện thương hiệu.
Theo kế hoạch, trong năm 2025, ShopeeFood sẽ tiếp tục mở rộng đến các tỉnh có thị trường TMĐT phát triển nhanh, đồng thời đào tạo và kết nối các nhà hàng địa phương với nền tảng. Điều này giúp các hộ kinh doanh nhỏ dễ dàng tiếp cận khách hàng số.
ShopeeFood hiện hợp tác với hàng loạt thương hiệu bản địa nổi bật như xôi Mềm, Cá Hồi ngâm tương, The 350F, kênh bà Châu... Việc kết hợp giữa thương hiệu địa phương và nền tảng số giúp mở rộng hệ sinh thái dịch vụ TMĐT, đồng thời tạo sức hút cộng đồng, vốn là xu hướng chủ đạo trong tiêu dùng số.
Ngoài ra, ShopeeFood thiết lập bộ quy tắc ứng xử, cơ chế thưởng và hỗ trợ thiết bị, thay vì chỉ làm ứng dụng trung gian. Việc ShopeeFood chú trọng đào tạo, khen thưởng shipper là bước đi cần thiết để giữ vững thị phần cũng như nâng cao chất lượng phục vụ người dùng; giúp nhà bán hàng tiếp cận nhiều hơn với khách hàng tiềm năng, đáp ứng nhu cầu đặt món tại các địa phương có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao.
Với hướng đi tập trung vào AI, ưu đãi kỹ thuật số, bản địa hóa và đầu tư đội ngũ giao vận, ShopeeFood đang góp phần mở rộng ranh giới TMĐT, đưa người dùng Việt đến gần hơn với trải nghiệm tiêu dùng số toàn diện, từ mua sắm đến ăn uống, tất cả đều trong một hệ sinh thái.
Tin liên quan

Hải quan khu vực VIII: Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm tra sau thông quan
10:49 | 18/06/2025 Hải quan

Hải quan Hòn Gai triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo
15:42 | 17/06/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái thi đua đổi mới sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
10:30 | 03/06/2025 Hải quan

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử
20:00 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam
09:49 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
17:07 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm
08:00 | 28/06/2025 Thương mại điện tử

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử
17:11 | 27/06/2025 Thương mại điện tử

Siết chặt điều kiện vận hành nền tảng thương mại điện tử
15:15 | 27/06/2025 Thương mại điện tử

Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử
11:00 | 26/06/2025 Thương mại điện tử

Tạo môi trường thương mại điện tử công bằng, minh bạch từ tuân thủ pháp luật
21:28 | 25/06/2025 Thương mại điện tử

Muốn đi xa trên sàn số phải đi đúng luật
16:34 | 25/06/2025 Thương mại điện tử

Bình Định: Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu
09:10 | 25/06/2025 Thương mại điện tử

Hồ sơ, thủ tục nộp thuế với cá nhân kinh doanh qua nền tảng TMĐT không có chức năng thanh toán
09:00 | 25/06/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics