Rủi ro từ "cơn sốt" đầu tư AI
Dùng AI đấu với AI trong cuộc chiến chống tin giả Tiềm năng nhân tài Việt Nam cho nhà đầu tư phát triển lĩnh vực AI Kiểm soát rủi ro về thuế trong kinh doanh thương mại điện tử |
Vốn hóa của Nvidia, nhà cung cấp chip AI số một thế giới, đã tăng chóng mặt, kéo theo kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư vào cơn sốt AI. |
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường New Street Research (Anh), Alphabet, Amazon, Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram) và Microsoft sẽ chi tổng cộng 104 tỷ USD để xây dựng các trung tâm dữ liệu AI mới trong năm 2024. Cộng thêm khoản chi của các công ty công nghệ nhỏ hơn và các ngành công nghiệp khác, tổng số tiền đầu tư vào trung tâm dữ liệu AI giai đoạn 2024-2027 có thể lên tới 1.400 tỷ USD.
Đầu tư vào AI được chia thành hai mảng: Một nửa dành cho các nhà sản xuất chip, với nhà sản xuất chất bán dẫn (chip) AI, Nvidia (Mỹ) là công ty hưởng lợi chính; phần còn lại dành cho các nhà sản xuất thiết bị giúp chip hoạt động liên tục, từ thiết bị mạng đến hệ thống làm mát. Theo phân tích của báo "The Economist" với 60 công ty trong lĩnh vực này, tính từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu trung bình của các công ty tăng 103%, so với mức tăng 42% của các công ty trong chỉ số S&P 500 của Mỹ. Doanh số các công ty này dự kiến tăng trung bình 14% vào năm 2025, so với mức tăng 1% của các công ty phi tài chính, không gồm các công ty công nghệ trong S&P 500.
Tất cả sự quan tâm đối với AI đang tạo ra "cơn sốt" đầu tư mới. Năm nay, khoảng 2/3 các công ty trong phân tích của "The Economist" dự kiến sẽ tăng chi tiêu vốn, cao hơn mức trung bình 5 năm. Nhiều công ty đang xây dựng các nhà máy mới, trong đó có công ty sản xuất máy chủ Wiwynn (Đài Loan) và Supermicro (Mỹ) và công ty bán cáp mạng Lumentum (Mỹ). Nhiều công ty cũng đang chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Trong khi đầu tư tăng mạnh, rủi ro đối với chuỗi cung ứng AI cũng gia tăng, một trong số đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào Nvidia. Ông Baron Fung, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro Group (Mỹ), cảnh báo khi Nvidia bắt đầu tung ra con chip mới hàng năm thay vì hai năm một lần như trước đây, toàn bộ chuỗi cung ứng phải tức tốc xây dựng các dây chuyền sản xuất mới với tiến độ đẩy nhanh. Doanh số bán hàng trong tương lai của nhiều công ty trong chuỗi cung ứng AI được dự đoán sẽ phụ thuộc vào việc làm hài lòng nhà sản xuất chip có giá nhất thế giới.
Một rủi ro khác bắt nguồn từ nguy cơ nghẽn nguồn cung, đáng chú ý nhất là nguồn cung điện. Một phân tích của công ty môi giới Bernstein (Mỹ) đưa ra kịch bản trong đó đến năm 2030, các công cụ AI được sử dụng nhiều như hoạt động tìm kiếm trên Google hiện nay. Điều này sẽ khiến nhu cầu điện ở Mỹ tăng 7%/năm, so với mức 0,2% trong giai đoạn 2010-2022. Rất khó có thể xây dựng mới các nhà máy điện đáp ứng đủ nhu cầu trên trong thời gian ngắn. Chuyên gia Stephen Byrd tại Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho biết, ở bang California, nơi có khả năng sẽ xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu AI, phải mất 6-10 năm để một cơ sở năng lượng mới có thể hòa vào mạng điện lưới hiện có.
Rủi ro lớn nhất đối với chuỗi cung ứng AI là nhu cầu giảm. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), và Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia (Mỹ), công bố các báo cáo trong đó rất nhiều câu hỏi được đặt ra về lợi ích của các công cụ AI tạo sinh hiện nay cũng sự khôn ngoan trong việc đầu tư mạnh tay của các gã khổng lồ về điện toán đám mây. Nếu lợi nhuận thu được từ AI vẫn khó khăn, các gã khổng lồ công nghệ có thể cắt giảm chi tiêu vốn, khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics