Quy hoạch di tích Hoàng thành Thăng Long: Bảo tồn nguyên trạng giá trị văn hóa
Giữ nguyên giá trị văn hóa gốc
Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long có diện tích 18,353 ha bao gồm Khu thành cổ Hà Nội và khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản đã được tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích.
Theo ông Nguyễn Thanh Quang, một trong những điểm nổi bật của quy hoạch là việc tìm giải pháp bảo tồn, tôn tạo khu di sản từ việc xác định vùng đệm bảo tồn được mở rộng thêm về phía Bắc và Nam với tổng diện tích là 116,1ha và tổng cộng 44 công trình và cụm công trình sẽ được bảo tồn và xây dựng mới.
Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) với mục tiêu ưu tiên của quy hoạch là làm nổi bật và tôn vinh, giữ nguyên các giá trị di tích đã được thế giới công nhận, đặc biệt thể hiện rõ hình ảnh khu trung tâm quyền lực cao nhất của quốc gia trải dài nhiều thế kỷ.
Ông Nguyễn Thanh Quang- Phó Giám đốc Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long giới thiệu quy hoạch chi tiết. ( Ảnh: D.N) |
Quy hoạch sẽ tập trung làm nổi bật trục không gian từ Kỳ Đài đến Bắc Môn. Đây là trục liên kết các di tích kiến trúc quan trọng nhất hiện còn của di sản. Trên trục chính này sẽ bảo tồn nguyên trạng các di tích, công trình được xác định là tiêu biểu cho các giai đoạn lịch sử như Kỳ Đài, Hậu Lâu, Bắc Môn- thời Nguyễn; Đoan Môn, nền điện Kính Thiên- thời Lê; nhà và hầm D67, nhà và hầm Cục Tác chiến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
4 khu vực được nêu ra các giải pháp chi tiết trong Quy hoạch, cụ thể, khu vực từ Cột cờ tới Đoan Môn sẽ được bảo quản, trùng tu phần thân đế bị thực vật, rêu mốc xâm hại của Cột cờ nhưng bảo đảm vẫn giữ được nét cổ kính. Đồng thời, quy hoạch cũng đặt mục tiêu dỡ bỏ các công trình tạm, di dời nhà hàng dưới chân Cột cờ để mở rộng không gian, tầm nhìn quanh khu vực này. Không gian tại khu vực này sẽ không được làm nơi gửi, đỗ xe.
Từ Đoan Môn tới Hậu Lâu sẽ bảo tồn di tích Đoan Môn, di tích thềm Rồng và nền điện Kính Thiên, di tích cách mạng nhà D67 và hầm D67, Hậu Lâu khi có đủ các dữ liệu lịch sử, các bằng chứng nguyên gốc. Khu nhà hai bên nền điện Kính Thiên xây mới sau này hiện đang sử dụng làm nhà làm việc tạm thời của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội.
Khu vực từ Hậu Lâu tới Bắc Môn được bảo tồn di tích Bắc Môn, khôi phục trục không gian kết nối 2 di tích Bắc Môn và Hậu Lâu, khôi phục lối đi qua 2 cổng hành cung để kết nối trực tiếp với Hậu Lâu. Đồng thời, tu bổ, tôn tạo các công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật được xây dựng thời Pháp thuộc để chuyển đổi chức năng thành nhà triển lãm trưng bày, lưu trữ tài liệu, hiện vật và nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long.
Cũng theo vị Phó Giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, điểm nhấn của quy hoạch sẽ là công tác phục dựng điện Kính Thiên trên nền sân rồng. Đây là công trình sẽ hao tốn nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu phục dựng của các nhà khoa học trên cả nước nhất trong quy hoạch Hoàng Thành Thăng long. Đến thời điểm hiện tại công tác nghiên cứu tìm giải pháp phục dựng nền điện Kính Thiên mới đang được bắt đầu và dự đoán sẽ còn nhiều khó khăn. Sau năm 2020, nếu có đầy đủ căn cứ khoa học sẽ tiến hành phục dựng điện Kính Thiên.
Kỳ vọng tăng trưởng du lịch
Bên cạnh việc bảo tồn, giữ nguyên giá trị các di tích gốc, ông Nguyễn Thanh Quang cũng thông tin thêm, quy hoạch Hoàng Thành Thăng Long sẽ mở rộng, xây mới thêm một số công trình, cụm công trình để phục vụ nhu cầu thăm quan, tìm hiểu di tích của khách du lịch.
Tuy nhiên, ông Quang cũng khẳng định, với công trình dự kiến xây mới phải bổ sung thêm cảnh quan quy hoạch của khu di tích, bổ sung chức năng sử dụng làm nơi làm việc. Kiến trúc mới sẽ bảo đảm sự hài hoà với không gian và các di tích bởi khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là khu vực đặc biệt, gồm nhiều loại hình di chỉ của nhiều giai đoạn lịch sử chồng xếp lên nhau.
Đa số các công trình di tích lịch sử, di tích cách mạng, kiến trúc Pháp và các di chỉ khảo cổ học còn nằm dưới lòng đất chưa có điều kiện khai quật. Do vậy, những giải pháp quy hoạch được công bố mang tính chất mở để khi có cơ hội và điều kiện tốt hơn có thể tiến hành các bước nghiên cứu tiếp tục lâu dài, đây sẽ là khu vực thực hiện đồng thời 3 hoạt động khảo cổ- bảo tồn- trưng bày giới thiệu.
Đánh giá về ý nghĩa của quy hoạch Hoàng thành Thăng Long ông Quang nhấn mạnh: Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long được đánh giá có ý nghĩa lớn trong giáo dục truyền thống, bảo tồn di sản văn hoá, khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quảng bá hình ảnh Hà Nội tới các quốc gia trong khu vực và thế giới. Ý tưởng chủ đạo của Quy hoạch Hoàng Thành Thăng Long là tạo lập hình ảnh đặc trưng cho Khu di tích mang bề dày văn hóa tiêu biểu hiếm có của Quốc gia và thế giới với tính chất của một công viên văn hoá lịch sử.
Bên cạnh giá trị văn hóa đặc sắc được UNESCO công nhận, ông Quang cũng khẳng định trong tương lai quy hoạch Hoàng Thành Thăng Long sẽ phát huy thế mạnh phát triển du lịch vốn có của di tích với các sản phẩm đặc trưng vốn là thế mạnh của khu di tích là thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các triều đại lịch sử là thời Lê, Nguyễn.
"Với vị trí trung tâm của Thủ đô, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long rất thuận tiện cho việc kết nối các điểm di tích nổi tiếng khác như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, làng cổ Đông Ngạc… Do đó đây hoàn toàn có thể trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách", ông Quang nói.
Theo bà Nguyễn Thị Yến- Trưởng phòng Hướng dẫn thương mại- Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số lượng du khách đến Hoàng thành mỗi năm đều tăng so với năm trước. Cụ thể trong năm 2015, lượng du khách đến với Hoàng Thành đạt hơn 160.000 lượt khách song chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, số lượng du khách đã đạt hơn 110.000 lượt với doanh thu gần 2 tỷ đồng.
Đối tượng du khách đến với Hoàng Thành Thăng Long cũng khá phong phú, ngoài hàng trăm ngàn lượt học sinh, sinh viên đến tìm hiểu nghiên cứu lịch sử còn có lượng lớn khách châu Âu, khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đi theo tour, tuyến.
Theo bà Yến, để tiếp tục khai thác tiềm năng du lịch của di tích, thời gian tới, ngoài điểm nhấn là nét đặc sắc trong giá trị văn hóa vốn có của di tích, Trung tâm sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ, như tổ chức đưa sinh hoạt văn hóa truyền thống vào biểu diễn tại Trung tâm Hoàng Thành như hát xẩm, hát ca trù, tổ chức lễ hội văn hóa, triển lãm ảnh... Đồng thời chú trọng công tác thuyết minh, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách từ lúc bước chân vào khu di tích đến khi rời đi, để du khách được trải nghiệm các giá trị văn hóa, tinh thần đồng thời thấy tiện lợi, thoải mái, chứ nếu chỉ riêng di tích, du khách tới một lần sẽ thấy nhàm chán.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics