Quốc hội thảo luận các dự thảo Luật sửa Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và Luật Xây dựng
Các đại biểu thảo luận tại tổ 5. |
Kêu gọi thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự Luật này sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và đê điều; nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động của thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thiên tai tại Việt Nam diễn biến ngày càng bất thường và cực đoan. Một số tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, thiệt hại do thiên tai gây ra có năm lớn gấp đôi GDP của tỉnh. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế có uy tín, nước ta cũng đang là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và đê điều, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động của thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, tạo cơ chế để tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các Chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai ở nước ta và thực hiện tốt cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Tham gia ý kiến, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đề nghị, về công tác phòng, dự thảo luật nên có quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát, dự báo, cảnh báo; chú trọng lực lượng 4 tại chỗ, theo đó, lực lượng xung kích đầu tiên phải là cấp xã, cấp phường; lực lượng chủ chốt vẫn là quân đội và công an.
Đối với công tác chống thiên tai, theo đại biểu, nguồn lực dành cho công tác này còn bị phân tán, nằm rải rác ở nguồn vốn sự nghiệp, vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, dự phòng ngân sách trung ương, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ phòng, chống... Đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh: “Năm nào thiên tai cũng xảy ra, cớ sao chúng ta cứ phải dùng dự phòng, mà tại sao không đặt vấn đề là nghĩa vụ chi của ngân sách”.
Điều này đặt ra vấn đề chủ động bằng cách đưa vào cơ cấu ngân sách nhà nước một mục chi về phòng, chống thiên tai. Ngoài ra sẽ kêu gọi nguồn lực trong nước và quốc tế.
“Chúng ta kêu gọi nhưng không được chồng chéo và phải có cơ quan quản lý, điều tiết nguồn lực, chứ không phải khi xảy ra thiên tai lại tính chuyện đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai theo hình thức đầu tư công, mất đến một hoặc hai năm mới khắc phục được. Nghĩa là chúng ta muốn khắc phục ngay, có tiền rồi nhưng dự án vẫn treo” – ông Sinh nói.
Một số đại biểu góp ý về quy định Quỹ phòng, chống thiên tai ở trung ương. Theo đó, Quỹ này phải có nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước vì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước dân để bảo đảm an toàn cho dân. Quỹ này được hòa chung cùng nguồn vốn hỗ trợ, huy động từ xã hội. Nhưng không phải cứ có bao nhiêu tiền trong Quỹ là hỗ trợ hết. Ví như năm nay huy động nhiều chia nhiều; nhưng năm sau không huy động được thì câu chuyện chia như thế nào? Phải có kế hoạch cụ thể trong việc chi tiêu Quỹ.
Phân cấp thẩm định dự án cho địa phương
Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, dự án luật cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho 63 Sở xây dựng ở các tỉnh, thành phố vì Bộ Xây dựng đang “quá tải” trong việc thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư công.
Khẳng định dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng đã đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn trong lĩnh vực xây dựng như quy định rõ loại công trình nào không phải cấp giấy phép xây dựng; phân cấp, phân quyền trong thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tuy nhiên, một số ĐBQH đề nghị cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa. Bởi lẽ, thời gian qua đầu tư công rất chậm và một trong những nguyên nhân là do công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập. Muốn thi công được thì công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật… phải nhanh Tiếc rằng chúng ta lại trì trệ.
Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) nhấn mạnh, các bộ, ngành chỉ nên làm công tác ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trừ công trình quan trọng quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn thì Bộ Xây dựng mới thẩm định thiết kế cơ sở, còn lại phân cấp cho 63 Sở xây dựng các tỉnh, thành phố.
Đồng thời nên xã hội hóa công tác thẩm định, quy định trách nhiệm rõ ràng về mặt vật chất, bổ sung trách nhiệm của các cơ quan tư vấn và kiểm toán trong công tác này.
Cũng theo đại biểu, dự thảo Luật có bổ sung tiêu chí xác định công trình cấp bách; loại công trình này được áp dụng cơ chế đặc thù trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng, đề nghị cần làm rõ hơn sự cần thiết bổ sung quy định về xây dựng công trình cấp bách; rà soát các quy định về loại công trình này trong pháp luật có liên quan như đầu tư, đầu tư công, đấu thầu, phòng, chống thiên tai...
Lý giải, đại biểu Quốc hội cho rằng những quy định trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác, Luật Xây dựng đã có quy định về công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Tin liên quan
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã vượt dự toán
08:06 | 07/12/2024 Tài chính
Nghệ An dành hơn 96.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam
10:34 | 16/11/2024 Kinh tế
Ký kết Bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi cùng xây dựng thí điểm Cửa khẩu thông minh
19:22 | 14/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics