Quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới đối diện nhiều thách thức
Các diễn giả trao đổi tại Toạ đàm. Ảnh: C.L |
Đó là một trong những nội dung nổi bật được ghi nhận tại tọa đàm: “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 11/8 tại TPHCM.
Nhiều hình thức TMĐT mới
Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách, Cục TMĐT và Kỹ thuật số, Bộ Công Thương chia sẻ thống kê tại Báo cáo TMĐT Việt Nam của Bộ Công Thương năm 2023 cho thấy, 35% người tiêu dùng mua hàng trên các website nước ngoài, 43% người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT Việt Nam; 3,9% sàn giao dịch TMĐT có gian hàng của người bán nước ngoài, chiếm 4,7% tổng số gian hàng trên sàn. Đáng chú ý, lượng đơn hàng thành công của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT chiếm 7,8% tổng đơn hàng thành công trên sàn.
Đặc biệt, một hình thức TMĐT mới nổi lên gần đây là kinh doanh trên các mạng xã hội. Ông Phạm Tấn Đạt, Phó trưởng Ban Logistics, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) chia sẻ kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn TMĐT. Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.
Bên cạnh đó, các nền tảng TMĐT bán lẻ đã xuất hiện những nền tảng công nghệ dữ liệu B2B kết nối các nhà bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ với các nhà sản xuất hoặc bán buôn trên nền tảng tập trung, bằng cách tổng hợp nhu cầu. Hình thức này giúp cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn thông qua tính kinh tế theo quy mô.
Khó khăn trong quản lý
Theo các chuyên gia, sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau trên TMĐT cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý. Bà Lê Thị Hà cho biết, TMĐT là lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng quản lý ngành của nhiều đơn vị quản lý nhà nước. Do đó, hệ thống pháp luật về TMĐT không những phải theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng TMĐT hiệu quả, bền vững.
Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm thống nhất hệ thống pháp luật cho TMĐT nhằm quảnlý toàn diện và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trongviệc kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên không gian mạng, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Lê Thị Hà, công tác quản lý hoạt động TMĐT xuyên biên giới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, để đo lường được số lượt giao dịch từ sàn quốc tế có giao dịch tại Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý thì dữ liệu công bố của doanh nghiệp là chưa đủ, cần có các dữ liệu, thông tin phối hợp của các đơn vị quản lý chức năng như hải quan, thuế, ngân hàng trong việc quản lý hàng hoá thông quan hay quản lý dòng tiền giao dịch. Điều này liên quan đến việc chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu để đồng bộ tăng cường quản lý mà các đơn vị mặc dù đang triển khai nhưng còn gặp khó khăn nhất là hình thức, định dạng dữ liệu chia sẻ giữa các đơn vị còn chưa thống nhất.
Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm hành chính hiện chưa đủ tính răng đe. Một số hành vi vi phạm lại chưa được sửa đổi, bổ sung cụ thể tại Nghị định 85, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023, dẫn đến còn gặp khó khăn trong việc yêu cầu xác thực danh tính của thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên các sàn giao dịch TMĐT, việc giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp…
Bà Lê Thị Hà cũng chỉ ra rằng, pháp luật về TMĐT hiện đã quy định các mạng xã hội mà có cho phép các chủ thể khác thực hiện một phần hay toàn phần chu trình của hoạt động thương mại thì được coi là sàn giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, đặc thù củacác mạng xã hội chỉ là nơi cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; các thông tin về giao dịch, thanh toán, vận chuyển không được lưu vết như tại tài khoản của khách hàng như các giao dịch khác.
Trong khi đó, hiện có quy định yêu cầu bắt buộc các mạng xã hội phải có cơ chế phân loại tài khoản người dùng theo mụcđích sử dụng là kinh doanh hay không kinh doanh. Thời gian kếtnối, phản hồi xử lý các vi phạm hành chính trong TMĐT của các mạng xã hội xuyên biên giới với cơ quan quản lý chức năng tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu xử lý nhanh trên môi trường số. Điều này đã dẫn tới khó khăn trong việc quản lý cácđối tượng bán hàng trên các trang mạng xã hội, đặc biệt đối với các mạng xã hội cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Trước thực trạng trên, để quản lý có hiệu quả hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, bà Hà đề xuất cần tăngcường phối hợp chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành liên quan; hoàn thiện pháp luật về quản lý TMĐT xuyên biên giới. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT; thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật về TMĐT.
“Bộ Công Thương coi công tác truyền thông là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động TMĐT. Thời gian tới, Bộ tiếp tục đưa các tin bài, cảnh báo, khuyến cáo người tiêu dùng về các hành vi vi phạm trong TMĐT trên các phương tiện thông tin đại chúng trên cổng thông tin điện tử của Bộ, của Cục TMĐT và Kinh tế số, cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, các phương tiện truyền thông khác”, bà Hà nói.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
08:36 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics