Quản lý thuế cũng cần chuyển đổi số
![]() |
Luật sư Hà Huy Phong. |
Trong bối cảnh các dịch vụ TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, số lượng người kinh doanh trên các nền tảng điện tử ngày càng nhiều với thu nhập ngày càng lớn, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
TMĐT hay kinh doanh qua các nền tảng điện tử là một xu thế của thế giới, là vấn đề của thời đại mà chúng ta nên coi là một cơ hội rất tốt để tận dụng vào những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó không còn là câu chuyện của tương lai mà đã trở thành hơi thở của cuộc sống thường nhật. Đi liền với TMĐT là rất nhiều vấn đề khác liên quan đến hạ tầng của nền kinh tế trực tuyến như hệ thống về thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý thuế, kiểm soát và bảo mật dữ liệu ….
Trong lĩnh vực TMĐT, Việt Nam không bị tụt hậu quá xa so với các nước tiên tiến trên thế giới về sự tham gia của thị trường, nhưng hệ thống quản lý đang tồn tại nhiều bất cập. TMĐT không chỉ là một kênh phân phối hàng hóa hữu hình, mà đã định hình thành một lĩnh vực kinh doanh mới với cách thức mới và sự tham gia của nhiều chủ thể mới, trong đó có các chủ thể là cá nhân kinh doanh bán thời gian. Có thể nói rằng, hạ tầng và hệ thống quản lý của chúng ta chưa theo kịp với sự phát triển của TMĐT. Hiện tại, chúng ta không có cơ chế và không thể thống kê được có bao nhiêu chủ thể tham gia vào các hoạt động TMĐT và chưa có cơ chế kiểm soát chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa mua bán trên nền tảng điện tử. Cơ chế bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong TMĐT đang rất yếu và thiếu.
Như ông đã chia sẻ, hiện nay, hệ thống quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Vậy trong công tác quản lý thuế với loại hình này, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (mới có hiệu lực từ tháng 7/2020) đã đủ để chống thất thu thuế và tạo nên một môi trường công bằng, minh bạch hay chưa?
Các chế tài xử phạt nghiêm khắc là cần thiết, nhưng điều quan trọng là nền kinh tế cần mang đến cho người nộp thuế những lợi ích thật sự nếu nộp thuế và những bất lợi nếu trốn thuế. Đó là những giải pháp lâu dài, căn cơ và có thể mang đến hiệu quả cao với hoạt động quản lý thuế. |
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cùng với Luật An ninh an mạng số 24/2018/QH14 là những công cụ mới và kịp thời để chống thất thu thuế nói riêng và quản lý thuế đối với các chủ thể kinh doanh trên mạng nói chung. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng, chỉ với hai đạo luật này thì chưa thể hình thành một cơ chế và giải pháp quản lý thuế một cách hiệu quả. Mặc dù không có những con số thống kê cụ thể nhưng chúng ta cũng dễ hình dung được rằng, thất thu thuế vẫn còn xảy ra nhiều thông qua việc so sánh tỷ lệ người kinh doanh trên mạng phải nộp thuế so với số lượng người kinh doanh trên mạng, cũng như so sánh số tiền thuế mà các tổ chức TMĐT như Facebook, Google, Netflix đã nộp cho cơ quan Thuế tại Việt Nam với doanh thu mà các đơn vị đó thực tế kiếm được tại Việt Nam.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã tạo hành lang và cơ sở pháp lý nhất định cho các hoạt động chống thất thu thuế có tính riêng lẻ, nhưng nó không tạo ra một nền tảng đủ hữu hiệu để quản lý thuế đối với mọi hoạt động kinh doanh trên mạng. Luật Quản lý thuế chưa đủ để xác định được người có nghĩa vụ nộp thuế, chưa xác định được các khoản thu, chi của người nộp thuế để từ đó xác định nghĩa vụ thuế. Dĩ nhiên là không có một đạo luật riêng lẻ nào có thể làm được việc đó, mà nó đòi hỏi cần có cả một hạ tầng kiến trúc, bao gồm các giải pháp về thanh toán, về đăng ký kinh doanh, về kiểm soát dòng tiền và các chế tài xử lý. Nói cách khác, để chống thất thu hiệu quả, cần cả những công cụ vật lý, công cụ chính sách và công cụ về pháp lý với các nỗ lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế.
Thực tế chỉ ra rằng, người nộp thuế đang ngày càng có nhiều chiêu để trốn thuế, tránh sự quản lý của cơ quan Thuế. Theo ông, với những chiêu bài như sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng, ẩn nội dung giao dịch để che giấu hoạt động kinh doanh hay chuyển sang giao dịch bằng tiền mặt... thì cơ quan Thuế phải quản lý như thế nào để tránh thất thu thuế?
Về cơ bản, khung khổ pháp lý liên quan đến loại hình này đã có khá đầy đủ và cập nhật với tình hình hiện tại nhưng trốn thuế, né thuế là hiện tượng không chỉ có riêng ở Việt Nam mà tồn tại ở bất kỳ nơi nào có sự hiện diện của các hoạt động thương mại và thu thuế. Cơ quan quản lý thuế ở Việt Nam cần những giải pháp có tính đồng bộ và nền tảng cả về mặt cơ sở vật chất, chính sách, pháp luật, chứ không riêng các hoạt động xác định nghĩa vụ thuế và thu thuế. Việt Nam vẫn đang là nước đi sau nên có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, cũng như tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý thuế.
Điều cốt lõi là cần xây dựng được một hệ thống thông tin thị trường và dữ liệu minh bạch, công khai, có tính liên thông và kết nối cao giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Không có hoạt động nào trong nền kinh tế có thể diễn ra một cách riêng rẽ, do vậy không quá khó khăn để truy vết và phát hiện. Nhưng với hàng tỷ giao dịch diễn ra mỗi ngày thì sức người không đủ mà cần có sự tham gia của hệ thống kỹ thuật máy tính phức tạp. Nói cách khác, công tác quản lý thuế cũng cần được chuyển đổi số để thích ứng với những vấn đề mới mang tính thời đại.
Ông có khuyến cáo gì về việc tuân thủ pháp luật với những người đang thực hiện kinh doanh trên nền tảng TMĐT?
Cả nền kinh tế đang được chuyển đổi số rất nhanh và mọi hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện tử luôn để lại dấu vết, nên không có hành vi trốn thuế nào có thể lẩn trốn mãi được. Bên cạnh đó, chế tài pháp luật ngày càng trở nên nặng hơn và hoạt động quản lý thuế ngày càng hữu hiệu hơn, do đó, việc trốn thuế thực chất sẽ mang lại những gánh nặng cho tương lai. Người nộp thuế cần nhận thức một cách đầy đủ và rõ ràng về những hậu quả mà mình có thể sẽ phải gánh chịu nếu cố tình trốn thuế. Trong mỗi tính toán về kinh doanh, người nộp thuế nên đưa cả phần thuế phải nộp vào để tính toán vào hiệu quả kinh doanh; không nên cố tìm mọi cách để trốn thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm
16:04 | 19/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng
15:48 | 19/04/2025 Thuế

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
15:39 | 18/04/2025 Thuế

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
15:52 | 19/04/2025 Tiêu dùng

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
15:46 | 19/04/2025 Thương mại điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ sữa giả
11:13 | 18/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả
21:37 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
20:22 | 16/04/2025 Tiêu dùng

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
09:06 | 16/04/2025 Thương mại điện tử

Đưa công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
16:30 | 15/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Công Thương nói gì về vụ sữa giả vừa được Công an triệt phá?
22:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Cần chế tài đủ mạnh đối với hoạt động quảng cáo sai sự thật
16:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
09:06 | 14/04/2025 Thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
11:20 | 11/04/2025 Thương mại điện tử

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
16:31 | 10/04/2025 Tiêu dùng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
