Phép thử đối với EU
Châu Âu điêu đứng vì đại dịch Covid-19 |
Trước việc số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng tại các nước thành viên, EU đã nhất trí quyết định đóng cửa biên giới trong 30 ngày đối với những người không phải là công dân của khối. Các nhà lãnh đạo đã thống nhất áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào EU, trừ một vài ngoại lệ nhỏ. Cùng với đó, EU thống nhất thiết lập các "tuyến đường xanh" ưu tiên cho giao thông thiết yếu để đảm bảo vận chuyển hàng hóa và trang thiết bị y tế được thông suốt. Lãnh đạo các nước EU cũng phê duyệt một tuyên bố do Nhóm bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đưa ra, trong đó có nội dung sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đối phó với những khó khăn kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Không phải dễ gì mà EU có thể đưa ra được kế hoạch hành động chung này. Ngay khi đại dịch bùng phát tại Italy và bắt đầu lây lan sang các nước châu Âu, 27 nước thành viên EU chỉ đưa ra những phản ứng riêng rẽ, không đồng bộ, vẽ ra một bức tranh rối loạn với những hành động đơn lẻ vì đất nước mình. Lãnh đạo EU cũng như các nước thành viên rơi vào bối rối và đã chần chừ khi đánh giá thấp sự bùng nổ của bệnh dịch và những hậu quả tiêu cực đến kinh tế. Hầu như không thành viên nào có biện pháp hỗ trợ cụ thể dành cho Italy - ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Bản thân việc thiết lập lại kiểm soát biên giới cũng có vấn đề. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia như Áo, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Đức, Hungary, Litva và Ba Lan, cũng như Na Uy và Thụy Sĩ, Tây Ban Nha đã thông báo quyết định thiết lập lại kiểm soát biên giới với tất cả hoặc một số nước láng giềng. Đức dù lo lắng muốn bảo tồn khu vực Schengen, vốn đã lung lay do cuộc khủng hoảng di cư và các cuộc tấn công khủng bố trong những năm gần đây, cũng đã thông báo đóng cửa biên giới với 5 nước láng giềng. Những biện pháp này đã gây hậu quả thực sự và ngay lập tức cho dòng chảy hàng hóa trong EU. Hàng dài xe tải nối đuôi nhau tại các khu vực biên giới của nhiều quốc gia, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc chậm trễ nguồn cung của các công ty châu Âu, vốn đã quen với việc lưu thông hàng hóa trơn tru trong EU, thường duy trì hoạt động với việc lưu trữ hàng hóa ở mức tối thiểu. Trên thực tế, giữa các quốc gia thành viên cùng chia sẻ một thị trường chung và khu vực đi lại tự do chung (Schengen) như EU, biện pháp này tạo ra thách thức không nhỏ trong quá trình phối hợp cùng nhau, đặc biệt để đảm bảo các bệnh viện được tiếp cận với các trang thiết bị điều trị bệnh Covid-19 và sự lưu thông hàng hóa cần thiết cho hoạt động thường nhật của nền kinh tế.
Việc phân phối trang thiết bị y tế tại EU cũng đang trong tình trạng mạnh ai nấy làm. Khi tình hình bệnh dịch ở Italy trở nên đáng báo động, Pháp và Đức ngày 4/3 đã quyết định không xuất khẩu các trang thiết bị bảo vệ trong ngành y tế. Trong khi EC phải đấu tranh để yêu cầu hai nước hành động có lý hơn, với kết quả là Berlin tuyên bố giao 1 triệu khẩu trang cho Italy, thì các nước khác như Cộng hòa Séc, Bulgaria và... ngay cả Italy cũng lại thông báo ý định cấm xuất khẩu thiết bị bảo vệ y tế.
Trước thực trạng này, Chủ tịch EC Usula Von der Layen đã kêu gọi 27 nước nêu cao tinh thần liên minh, bày tỏ hy vọng rằng trên cơ sở xem xét tác động hằng ngày của các biện pháp, các quốc gia thành viên sẽ hiểu ra rằng lợi ích lớn nhất mà họ có được là nhờ sự hợp tác và áp dụng cách tiếp cận thống nhất. Theo bà, với một liên minh như EU, việc các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp đơn phương là điều hoàn toàn không tốt cho nỗ lực chung để chống lại dịch bệnh vốn không có biên giới. Và điều này còn tạo ra những hiệu ứng domino. Những biện pháp đơn phương đó đã ngăn cản thiết bị y tế đến với bệnh nhân, bệnh viện và nhân viên y tế đang có nhu cầu khẩn cấp. Trong bối cảnh đoàn kết giữa các quốc gia thành viên đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, việc áp đặt các biện pháp kiểm soát đơn lẻ có thể gây tác dụng ngược. Trong nỗ lực hành động vì cộng đồng, Ủy ban châu Âu cũng đã tìm cách phối hợp mua thiết bị y tế chung cho EU.
Kế hoạch hành động chung được EU nhất trí cho thấy các nước thành viên đã thực sự nhận thức được sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19 và việc kiềm chế dịch lây lan đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bên cạnh kế hoạch chung này, mỗi quốc gia cũng quyết định dựa trên thực tế của nước mình, nhưng nhìn chung đều cho thấy sự lo lắng của các chính phủ với hàng loạt biện pháp cứng rắn như đóng cửa trường học, nhà hàng, quán bar và các địa điểm công cộng, hủy bỏ các hoạt động văn hóa thể thao….
Chắc chắn châu Âu chưa thể đẩy lùi đại dịch Covid-19 trong ngày một ngày hai, nhưng việc người dân bắt đầu hành động với ý thức trách nhiệm cao, tuân thủ và thực hiện các biện pháp kiên quyết của chính phủ đề ra, đã tạo cơ sở để hy vọng rằng EU sẽ cùng nhau vượt qua được thử thách lần này.
Tin liên quan
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu tăng hơn 1 USD sau khi EU thông báo gói trừng phạt mới nhằm vào Nga
09:13 | 12/12/2024 Nhìn ra thế giới
EU điều tra thỏa thuận quảng cáo bí mật giữa Google và Meta
14:46 | 11/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics