Phát triển thương mại điện tử đi đôi với nâng trách nhiệm tuân thủ pháp luật
Sản phẩm hàng giả, hàng thật, hàng chính hãng được cơ quan chức năng trưng bày để nhận diện. |
Tạo động lực cho sự phát triển bền vững
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tại Việt Nam, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước tính cả năm tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý. Thêm vào đó, thương mại điện tử là lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng quản lý ngành của nhiều đơn vị quản lý nhà nước, bao gồm: hệ thống pháp luật làm nền tảng cho các giao dịch thương mại, các quy định về giao dịch điện tử nói chung, các quy định điều chỉnh giao dịch thương mại điện tử nói riêng, hay các quy định về quản lý thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý thuế, quản lý hải quan, quản lý an toàn an ninh mạng...
Do vậy, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử không những phải theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững. Để hạ tầng chính sách được hiệu quả, đồng bộ, Quốc hội, Chính phủ hiện đang xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm thống nhất hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử như: Luật Giao dịch điện tử sửa đổi 2023, luật Bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi 2023, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử...
Chống gian lận
Bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý để thương mại điện tử phát triển, cần tăng cường các giải pháp để chống gian lận trên môi trường thương mại điện tử.
Theo ông Lê Huy Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, cần tập trung vào các giải pháp như: tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, đặc biệt là các nội dung mới liên quan đến bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 212, 213 và 214, 216, 218 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi.
Bên cạnh đó, kiện toàn năng lực của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thực thi như Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm mặt hàng); trong việc kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu.
Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chủ thể quyền với các cơ quan thực thi, chủ sàn thương mại điện tử trong việc cung cấp hàng thật, kỹ năng nhận biết hàng hoá giả mạo, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoàn thiện cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ sàn thương mại điện tử đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Song song đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của công chúng trong việc phòng, chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số và thương mại điện tử.
Về lâu dài, ông Lê Huy Anh cho rằng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực, hướng tới việc xây dựng văn hoá tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội, hướng tới việc xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ý thức được đầy đủ các lợi ích của việc xây dựng quyền sở hữu trí tuệ cho riêng mình cũng như các nguy cơ mà việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể gây ra đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ở góc độ quản lý thuế trong thương mại điện tử, ông Bùi Thanh Hiếu, Cục Thanh tra Kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của các sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện định kỳ hàng quý bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, Tổng cục Thuế cũng đã tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Giao dịch điện tử nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính để xây dựng Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”. Trên cơ sở đó đã đưa ra các lộ trình cụ thể về triển khai đồng bộ các giải pháp tại cơ quan Thuế các cấp để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ông Bùi Thanh Hiếu cho biết thêm, Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo toàn ngành tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với loại hình kinh doanh thương mại điện tử.
Cơ quan thuế cũng thường xuyên thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và cập nhật thông tin các công ty đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại điện tử trong phạm vi địa bàn quản lý theo các nhóm đối tượng cụ thể: doanh nghiệp có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (như Google, Fecebook, Apple, Amazone…); doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến; doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cho thuê nhà trực tuyến thông qua ứng dụng (như Booking.com, Agoda…); doanh nghiệp chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài; doanh nghiệp tổ chức, điều hành sàn giao dịch thương mại điện tử (như Lazada, Shoppe…), điều hành ứng dụng (App) trung gian thanh toán (như Vnpay, Airpay, Napas…), ứng dụng (App) trung gian vận chuyển (như Grap, Baemin…).
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương): Nhiều khó khăn khi đấu tranh với vi phạm trên môi trường mạng Thương mại điện tử thời gian qua có sự bùng nổ rất mạnh mẽ, tuy nhiên song hành với đó là rất nhiều hành vi xâm phạm về hàng giả, gian lận thương mại; đặc biệt là nhóm mặt hàng đồ gia dụng, điện tử, mỹ phẩm… do giá trị sản phẩm cao, nước ngoài sản xuất và mang thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, ngoài các đối tượng làm giả thì công cụ hỗ trợ cho thương mại điện tử có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt trên các nền tảng website, nhiều ứng dụng có tính ẩn danh rất cao. Chính vì thế công tác đấu tranh càng khó khăn. Khó khăn lớn nhất là các đối tượng có phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, đưa thông tin trên mạng khó nhận biết đâu hàng thật đâu hàng giả. Bên cạnh đó, công cụ cho các cán bộ thực thi vẫn còn rất yếu. Người mua hàng biết mua phải hàng giả nhưng không tố giác tội phạm. Sự phối hợp cơ quan có thẩm quyền còn hạn chế. Đặc biệt, công cụ đối tượng thiết lập ra xóa dấu vết nhanh chóng... |
Tin liên quan
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Nhiều "đại gia" nộp thuế sau cưỡng chế
09:52 | 03/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
19:33 | 02/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
22:54 | 31/10/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK