Phát triển công nghiệp ô tô và bài toán ưu đãi
Chương trình ưu đãi đã hỗ trợ sản xuất ô tô trong nước phát triển. Ảnh: Nguyễn Hà |
Giảm thuế, bớt phí
Năm 2018 là thời điểm thực hiện cam kết thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong khu vực ASEAN xuống 0%, trong khi bức tranh sản xuất ô tô trong nước khá ảm đạm. Tại thời điểm đó, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy: tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) xe dưới 9 chỗ chỉ đạt bình quân 7-10%; sản xuất mới dừng ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra; giá xe Việt Nam vẫn cao gấp 2 lần so với các nước trong khu vực; chất lượng xe lắp ráp, sản xuất trong nước không bằng xe NK…
Ông Andrea Caravallo, Giám đốc phụ trách Khối sản xuất của Khu vực các thị trường Quốc tế (Tập đoàn Ford): Nếu không được miễn thuế nhập khẩu linh kiện trong 5 năm tiếp theo của vòng đời sản phẩm, Công ty không thể đưa ra được đề án kinh doanh để có được phê duyệt của Tập đoàn cho việc nội địa hóa các mẫu xe mới này tại Nhà máy Hải Dương. Mức sản lượng tối thiểu đang được đặt ra tương đối cao, đặc biệt đối với dòng xe chở người dưới 9 chỗ, vô tình loại trừ Ford khỏi việc được hưởng ưu đãi này và ngăn cản Công ty mở rộng kế hoạch nội địa hóa xe du lịch cho Việt Nam. Ford xin kiến nghị xem xét việc gia hạn và giảm ngưỡng sản lượng tối thiểu theo chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho xe ô tô theo Nghị định 57. H.P (ghi) Chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Thực tế nhà nước đã có rất nhiều cơ chế chính sách để ưu tiên cho ngành sản xuất ô tô nhưng trong một thời gian rất dài trước đó, ngành này vẫn chưa thể bứt phá phát triển được. Nguyên nhân là do thiếu những đầu tàu để tạo ra nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Gần đây khi một số doanh nghiệp như Thaco, Vinfast đứng ra sản xuất những chiếc ô tô được thiết kế hoàn chỉnh tại Việt Nam thì ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam mới đang dần dần phát triển. Trong một khoảng thời gian ngắn trước mắt, sự phát triển của ngành sản xuất ô tô cũng chưa thể bứt phá phát triển mạnh được theo đúng mong muốn của các doanh nghiệp đầu tầu. Và để phát triển được ngành công nghiệp ô tô thì rất cần tiếp tục thực hiện những chính sách ưu tiên cho nhập khẩu linh phụ kiện. Từ đó dần dần phát triển dây chuyền sản xuất ô tô ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc tiếp tục đề xuất thực hiện ưu đãi thuế linh kiện 0% từ sau năm 2022 là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình tại Việt Nam. Tôi cho rằng với ưu đãi chính sách thuế này trước mắt, chúng ta cần phải kéo dài tối thiểu là 5 năm tiếp theo để các doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô có thể sản xuất ổn định được. Ngoài ra, theo tôi ngoài chính sách tiếp tục thực hiện ưu đãi thuế linh kiện 0% cho ngành công nghiệp ô tô thì cũng cần ngành Tài chính và Thuế nên xem xét có thêm các hỗ trợ, ưu đãi khác (không vi phạm cam kết quốc tế) để hỗ trợ việc sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và Ngân hàng Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vay vốn, tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để đầu tư trong các dự án sản xuất, xây dựng nhà xưởng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô. X.Thảo (ghi) |
Với thực tế này, nếu không có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất trong nước khó lòng cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP (từ tháng 11/2017 đến hết năm 2022) và Nghị định 57/2020/NĐ-CP (tháng 5/2020) thực hiện chương trình ưu đãi thuế để sản xuất lắp ráp ô tô. Theo đó, doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện đề ra trong chương trình ưu đãi được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Không chỉ vậy, để hỗ trợ sản xuất ô tô trong nước tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thị trường ảm đạm do dịch bệnh Covid, cuối tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 70/NĐ-CP giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hiệu lực từ 28/6 đến 31/12/2020.
Chưa hết giai đoạn 2018-2022 để có con số thống kê cụ thể về số thuế Nhà nước giảm thu do thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%, tuy nhiên chỉ tính riêng từ 28/6 đến 31/12/2020 với chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ, ước tính đã giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.
Hiệu quả chưa tương xứng
Nhìn thẳng vào thực tế, dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng ngành công nghiệp ô tô còn rất nhiều hạn chế.
Đánh giá từ Bộ Tài chính cho rằng: ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, chuyển động.
Ngành sản xuất lắp ráp ô tô cũng chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Một mục tiêu nữa chưa đạt được như mong muốn đó là gia tăng tỉ lệ NĐH, đặc biệt đối với dòng xe cá nhân dưới 9 chỗ. Thực tế việc tăng tỉ lệ NĐH mới chỉ đạt được chủ yếu ở các dòng xe bus, xe tải (Thaco bus đạt tỉ lệ NĐH 60%; xe tải đạt 35-40%; xe tải của TMT đạt 22,6%), còn xe du lịch dưới 9 chỗ mức tỉ lệ NĐH còn thấp (trừ Thaco đạt trung bình 25%, một số mẫu đạt 40%, các dòng xe khác đều thấp).
Đặc biệt, mặc dù có sự hỗ trợ bằng chính sách của Nhà nước, song giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Do vậy mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, giảm nhập khẩu chưa đạt được như mong muốn.
Tính đến 15/7, kim ngạch nhập khẩu ô tô đã lên tới hơn 2 tỷ USD (tăng 107,7% so với cùng kỳ năm trước).
Theo đánh giá mới nhất từ Bộ Công Thương, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là 2 điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Hiện tại, quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.
Đây vốn là điểm nghẽn tồn tại từ nhiều năm trước, chính vì vậy một trong những điều kiện để được tham gia chương trình ưu đãi là doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về sản lượng (chung và riêng). Song trên thực tế, điều kiện này đã không thực hiện được như mong muốn.
Tiếp tục trông vào ưu đãi từ chính sách
Chỉ còn thời gian ngắn nữa là kết thúc giai đoạn 5 năm chương trình ưu đãi thuế (theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP và Nghị định 57/2020/NĐ-CP), với những ngổn ngang bất cập, hạn chế, ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhập khẩu (sản phẩm từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia) và trong vòng 7-10 năm tới là sản phẩm từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Nhiều đề xuất đang và sẽ được đưa ra để hỗ trợ sản xuất trong nước, tuy nhiên chủ yếu vẫn trông vào các ưu đãi về chính sách.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ ngành về việc tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi cho giai đoạn tiếp theo sau 2022.
Đồng tình với đề xuất tiếp tục kéo dài chương trình ưu đãi, ngoài các giải pháp tạo dựng thị trường và phát triển, Bộ Công Thương còn đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô kèm theo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, chính sách ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô cơ bản đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, giúp thị trường ô tô tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, ông Phong lưu ý, nếu làm không khéo và không đúng, việc ưu đãi thuế này sẽ vi phạm các quy định và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Vì thế, việc kéo dài chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô và nới một số điều kiện đối với doanh nghiệp để phù hợp hơn với bối cảnh thực tế, cơ quan soạn thảo luật cần làm hết sức cẩn thận. Phải đưa ra những lập luận chính xác, có cơ sở về tác động của chính sách với doanh nghiệp trong nước cũng như quy định việc thực hiện phải phù hợp với các thông lệ quốc tế. Bởi nếu vi phạm các điều khoản theo quy định tại các thỏa thuận với đối tác quốc tế, Việt Nam có thể bị phản đối, áp trả bằng các biện pháp phòng vệ thương mại khác. Đảng và Nhà nước ta đã yêu cầu phải thể chế hóa pháp luật phù hợp với cam kết hội nhập, nên mọi chính sách ưu đãi cần thận trọng và công bằng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, đại diện Cục Công nghiệp- Bộ Công Thương khẳng định ủng hộ việc tiếp tục thực hiện Chương trình ưu đãi thuế.
Vị đại diện cơ quan này cho biết thêm: Nếu tiếp tục áp dụng chương trình ưu đãi, có ý kiến DN cho rằng, cần điều chỉnh một chút điều kiện để DN có thể tham gia chương trình, ví dụ như xem xét điều chỉnh quy định về sản lượng xe sản xuất, lắp ráp để DN có thể tham gia chương trình ưu đãi. DN lập luận rằng trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh hiện nay, DN không sản xuất, không bán được hàng, quy định về sản lượng xe tại Nghị định 57/2021/NĐ-CP có thể đang hơi cao. Tuy nhiên, cũng có ý kiến DN cho rằng muốn giữ nguyên quy định về sản lượng xe như hiện tại vì DN vẫn duy trì, đáp ứng được. Vấn đề này hiện vẫn chưa đạt được ý kiến thống nhất, Bộ Công Thương đang lấy thêm ý kiến của DN, hiệp hội.
Gửi đề xuất lên Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng: chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho sản xuất lắp ráp là một chương trình ưu đãi đặc biệt và quan trọng nhất cho các nhà sản xuất ô tô. Việc tiếp tục gia hạn chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô là cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Để hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô (trong đó có Ford Việt Nam) đưa ra được phương án kinh doanh và lộ trình ra mắt sản phẩm, Chính phủ cần xem xét ban hành chính sách (nên có tối thiểu 1 năm trước khi có hiệu lực). Việc ban hành những chính sách có tác động lớn, có hiệu lực ngay sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh.
Có thể nói chương trình ưu đãi như một chiếc đòn bẩy góp phần giúp các doanh nghiệp ô tô trong nước vượt qua khó khăn, nâng cao cạnh tranh với xe nhập khẩu, góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô. Việc ban hành các chính sách ưu đãi là cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy sau 3 năm được hưởng chính sách ưu đãi vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được, một số doanh nghiệp đã có sự phát triển rõ rệt thì ngành công nghiệp ô tô vẫn còn nhiều điểm yếu, bất cập cần khắc phục, lượng doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tăng tỉ lệ NĐH còn thấp.
Chính vì vậy việc cần làm là cùng với các giải pháp ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô, cần có các điều kiện hợp lý để đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
Để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0%, các DN phải cam kết đạt sản lượng nhất định. Với xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống, DN phải đạt tổng sản lượng sản xuất tối thiểu 8.000 xe vào năm 2018 và nâng dần lên 13.500 xe vào 2022. Với mẫu xe riêng, phải đạt sản lượng tối thiểu 3.000 xe vào năm 2018 và 5.000 xe vào 2022. (Nghị định 125/2017/NĐ-CP). Tính toán của Bộ Công Thương, nếu lượng xe NK 50%, còn 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 50% thì kim ngạch NK ô tô năm 2025 dự kiến đạt 12 tỷ USD và năm 2030 sẽ tăng lên 21 tỷ USD. Từ 3 doanh nghiệp đến nay đã có 9 doanh nghiệp sản xuất ô tô có quy mô lớn và đủ năng lực sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình ưu đãi. Số lượng xe sản xuất lắp ráp đã tăng từ 287.586 xe năm 2018 lên 339.515 xe năm 2019 và 323.892 xe năm 2020. Các doanh nghiệp tham gia đầu tư mở rộng sản xuất như Công ty Ford đã tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất; Honda và Misubishi cũng đầu tư dây chuyền sản xuất mới (vận hành vào quý 2/2020). Thaco đã đầu tư nhà máy mới sản xuất ô tô cao cấp trị giá 4.000 tỷ đồng tại Chu Lai (được cấp giấy Chứng nhận đầu tư mới năm 2021); Thành Công đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình với công suất 100.000 xe/năm; Vinfast đầu tư tổ hợp nhà máy sản xuất lắp ráp tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD. (Trích Nghị định 57/2020/NĐ-CP) |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
16:44 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng
16:26 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11
14:22 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội
19:24 | 16/11/2024 Xe - Công nghệ
Taxi bay: Bước đột phá trong lĩnh vực giao thông của Hàn Quốc
08:58 | 13/11/2024 Xe - Công nghệ
Ưu đãi lệ phí trước bạ giúp thị trường ô tô tăng nhiệt
14:05 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng
16:20 | 11/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11
14:22 | 07/11/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics