Pháp luật còn sơ hở để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường
Ông đánh giá thế nào về tình trạng buôn lậu mặt hàng đường cát trong thời gian qua trên tuyến biên giới?
- Tình trạng buôn lậu mặt hàng đường cát trong thời gian qua trên tuyến biên giới vẫn tiếp diễn, tuy không phát sinh điểm nóng, vụ việc nổi cộm phức tạp như thời gian trước đây nhưng vẫn thể hiện qua sự hiện diện thường xuyên của đường mang nhãn hiệu Thái Lan trên thị trường tại các thành phố lớn.
Cơ quan chức năng tại các tỉnh biên giới Tây Nam đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu đường. Kết quả này tác động đến doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước như thế nào, thưa ông?
- Trong thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh biên giới Tây Nam đã chủ động kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ nhập lậu đường cát trên tuyến biên giới, cũng như tiêu thụ tại thị trường nội địa. Việc phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu đường có tác động rất tích cực đến sản xuất kinh doanh đường sản xuất từ mía. Nhờ khối lượng đường nhập lậu giảm bớt, đường sản xuất từ mía trồng trong nước đã tiêu thụ được và các nhà máy đã liên tục nâng cao giá thu mua mía, có tiền thanh toán cho nông dân. Giá mua mía hiện đạt mức cao nhất trong nhiều năm gần đây, thu nhập nông dân trồng mía được cải thiện, qua đó diện tích và sản lượng mía cũng gia tăng.
Từ năm 2020-2021, Việt Nam áp dụng công cụ phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan nhập khẩu. Theo nhận định của VSSA, một số phương thức gian lận thương mại mới đã được áp dụng với đường nhập khẩu chính ngạch. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về phương thức gian lận mới này?
- Đúng thế, một số phương thức gian lận mới đã xuất hiện khi Việt Nam áp dụng công cụ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường cát Thái Lan nhập khẩu. Chẳng hạn, như: khai khống giá và khối lượng đường nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam trong giai đoạn năm 2020-2021 gồm 20 công ty đứng tên tờ khai nhập khẩu thông qua 9 cửa khẩu biên giới Tây Nam.
Sử dụng hệ thống chuyển tiền qua biên giới để buôn lậu. Điển hình là các đối tượng trong chuyên án Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường), An Giang đã chuyển tiền mua bán đường qua biên giới bao gồm 33 đầu mối tại Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh với tổng số tiền khoảng 4.105 tỷ đồng. Các đối tượng này đến nay vẫn chưa được xử lý.
Sử dụng đường lậu để khai báo tái xuất, điển hình là vụ việc Công ty TNHH MTV Lê Sơn tái xuất 500 tấn đường qua cửa khẩu Lao Bảo năm 2022 (ngày 21/2/2022: 150 tấn, ngày 28/2/2022: 150 tấn, ngày 3/5/2022: 200 tấn).
Gian lận trong khai báo xuất xứ. Cụ thể, đối với đường nhập khẩu từ Indonesia, tính từ thời điểm ngày 9/2/2021 Quyết định 477/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường Thái Lan đến cuối năm 2022 đã có tổng 762.100 tấn đường nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam. Toàn bộ khối lượng đường này đều có chứng thư xuất xứ mẫu D (trong đó chủ yếu là từ Công ty PT. Kebun Tebu Mas), có nghĩa là đường được sản xuất từ mía. VSSA cho rằng toàn bộ khối lượng đường nêu trên không thể sản xuất từ mía và có dấu hiệu rõ ràng của gian lận khai báo xuất xứ.
Với đường nhập khẩu từ Malaysia, tính từ thời điểm ngày 9/2/2021 Quyết định 477/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường Thái Lan đến cuối năm 2022 đã có tổng cộng 378.716 tấn đường nhập khẩu từ Malaysia vào Việt Nam. Hầu như toàn bộ khối lượng đường này đều có chứng thư xuất xứ mẫu D. Do Malaysia không trồng mía, và chỉ có hoạt động luyện đường nên VSSA cho rằng việc khai báo xuất xứ như trên thực chất là hành vi gian lận khai báo xuất xứ.
Việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Indonesia và Malaysia đối với trường hợp gian lận khai báo xuất xứ cho thấy các cơ quan này đã không tiến hành kiểm tra đề nghị cấp C/O theo quy định để bảo đảm rằng xuất xứ của hàng hóa tuân thủ đúng các quy định của Hiệp định ATIGA. Khi Việt Nam tiến hành xác minh C/O mẫu D với cơ quan có thẩm quyền của Indonesia để kiểm tra xuất xứ thực tế đường nhập khẩu, phía Indonesia chỉ xác nhận mặt hàng đường tinh luyện trải qua 20 bước với máy móc thiết bị và 143 nhân công tham gia vào quá trình sản xuất.
Đường nhập lậu tập kết tại TPHCM bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: T.H |
Thưa ông, trên thực tế, nhiều vụ nhập lậu đường đã bị xử lý hành chính, tịch thu tang vật nhập lậu, VSSA có kiến nghị gì về bất cập, sơ hở pháp luật đang bị các đối tượng lợi dụng, cũng như biện pháp nâng cao hiệu quả chống buôn lậu đường và gian lận thương mại từ đường nhập khẩu chính ngạch?
- Diễn biến tình hình hoạt động nhập lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường cho thấy một số sơ hở pháp luật đang bị các đối tượng lợi dụng, như:
Không thống nhất phương thức xử lý đường nhập lậu bị tịch thu. Tất cả đường nhập lậu gần đây đều là đường đóng trong bao bì sản xuất tại Thái Lan nhưng không có chứng từ chứng minh nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ. Phương thức xử lý đối với đường nhập lậu bị tịch thu hiện không thống nhất giữa các địa phương: một số địa phương tổ chức tiêu hủy, một số địa phương lại tổ chức bán đấu giá để sung công quỹ.
Quá nhẹ tay khi chỉ xử lý hành chính các hành vi nhập lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường. Hành vi nhập lậu đường Thái Lan cần phải xử lý hình sự về tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; đường nhập lậu có xuất xứ Thái Lan không nộp thuế cần phải xử lý hình sự theo quy định về tội “trốn thuế”.
Bên cạnh đó, việc xử lý không hiệu quả hoạt động san, chia đóng gói đường và sản xuất đường phèn. Hoạt động này có những dấu hiệu vi phạm pháp luật. Một là, không có giấy phép của nhà sản xuất và không ghi tên, địa chỉ của công ty sản xuất ra đường; hai là, không tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hóa, thậm chí đường được đóng trong bao giấy hoặc nhựa trơn không có thông tin...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:50 | 15/12/2024 An ninh XNK
Hợp tác chống buôn lậu, ma túy ở biên giới, cửa khẩu
14:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
10:43 | 22/12/2024 An ninh XNK
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
10:29 | 22/12/2024 An ninh XNK
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”
09:50 | 21/12/2024 An ninh XNK
Hành trình triệt phá đường dây vận chuyển 2 tấn ma túy xuyên quốc gia
16:11 | 20/12/2024 An ninh XNK
Trung tướng Nguyễn Văn Viện: Xác định được những cơ sở sản xuất ma tuý quy mô công nghiệp
14:22 | 20/12/2024 An ninh XNK
Đồng Tháp tiêu hủy trên 120.000 bao thuốc lá lậu
14:12 | 19/12/2024 An ninh XNK
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Ưu tiên chống hàng giả trên thương mại điện tử
09:14 | 18/12/2024 An ninh XNK
Bắt ô tô vận chuyển gần 400 kg pháo lậu
08:48 | 18/12/2024 An ninh XNK
Khởi tố vụ vận chuyển 18.000 viên ma túy tại Quảng Trị
10:28 | 17/12/2024 An ninh XNK
Cao Bằng: Khởi tố 2 đối tượng buôn bán, tàng trữ pháo nổ trái phép
13:42 | 16/12/2024 An ninh XNK
Vi phạm về kinh doanh qua thương mại điện tử tăng
10:23 | 16/12/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics