Ông Trần Bắc Hà không thể đến tòa do đã nhập viện tại Singapore?
Việc Kiểm sát đã đề nghị tòa xác minh tại cơ quan xuất nhập cảnh xem ông Trần Bắc Hà có đi chữa bệnh nước ngoài không, nếu không thì mong muốn tòa triệu tập để đảm bảo vụ án được xét xử một cách khách quan, công bằng.
Riêng với ông Trần Lục Lang, Phó Tổng giám đốc BIDV, theo VKS, hồ sơ cho thấy ông Lang bệnh không nặng, nên VKS mong muốn tòa triệu tập ông Lang để làm rõ một số vấn đề.
Trước yêu cầu của Viện Kiểm sát, tòa cho biết sẽ yêu cầu triệu tập ông Hà và ông Lang vào sáng thứ Hai (15/1). Trong trường hợp 2 người này không có mặt thì cho phép Viện Kiểm sát sử dụng những lời khai của 2 người này tại cơ quan điều tra để xem xét các hành vi liên quan.
Tuy nhiên sau đó, đại diện của ông Trần Bắc Hà là ông Nguyễn Hồng Dân (ngụ TP.HCM) đã đến tòa án thông báo được ông Trần Bắc Hà ủy quyền làm đại diện. Ông Dân cho biết, ông Hà đã nhập viện vào sáng 7-1 tại Bệnh viện Gleneagles, Singapore.
Ông Dân sẽ nộp các tài liệu chứng minh việc ông Hà đang ở Singapore như bản photocopy hộ chiếu chứng minh ông Hà đã nhập cảnh Singapore cũng như hồ sơ bệnh án, phác đồ điều trị của bác sĩ. Do vậy, ông Hà sẽ không thể đến tòa vào ngày 15/1 như triệu tập của Toà án nhân dân TP.HCM.
Trước đó Toà án nhân dân TP.HCM đã 2 lần triệu tập ông Trần Bắc Hà với hai tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng. Tuy nhiên, ông Hà đã thông qua người đại diện của mình nộp hồ sơ bệnh án, xin vắng mặt và đề nghị HĐXX sử dụng lời khai của ông tại Cơ quan điều tra trước đó.
Trong bản giải trình gửi đến Cơ quan điều tra liên quan đến vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 trước khi phiên tòa diễn ra, ông Trần Bắc Hà cho rằng mình đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ khi duyệt cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay 4.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông thừa nhận qua kiểm tra thấy các chi nhánh BIDV đã có một số thiếu sót như chưa kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng trong hồ sơ vay vốn, không lập phiếu đánh giá khách hàng về tình hình tài chính.
Ông Hà cho rằng các thiếu sót trên chỉ là thiếu sót về mặt nghiệp vụ mang tính chất bổ sung, thuộc quy định nội bộ của BIDV và các bộ phận đã rút kinh nghiệm.
Theo cáo trạng, ông Trần Bắc Hà đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân ban rủi ro trên cơ sở các thành viên Phân ban rủi ro tín dụng đầu tư đánh dấu đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến về chủ trương cho 12 công ty vay vốn mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà; ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty vay mua vật liệu xây dựng với số tiền 4.700 tỉ đồng, giao thẩm quyền cho 4 chi nhánh: Gia Định, Bến Thành, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn thực hiện cho vay và thu nợ theo quy trình của BIDV.
Cáo trạng xác định ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay và không biết các công ty do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay từ chính khách hàng vay vốn, ngân hàng này không bị thiệt hại.
Theo cáo trạng, một số cá nhân tại BIDV có sai phạm, nhưng kết quả giám định thiệt hại của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước xác định: Thiệt hại không xảy ra tại BIDV nên các cá nhân liên quan không phạm tội vi phạm quy định về cho vay... Kết quả điều tra đến nay chưa đủ căn cứ xác định vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào về việc các đối tượng liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Phạm Công Danh thành lập, điều hành.
Theo tài liệu có trong hồ sơ, các công ty vay vốn BIDV là khách hàng của VNCB cần vay vốn theo mô hình 4 nhà, do VNCB đang trong giai đoạn tái cơ cấu, không được tăng trưởng tín dụng, không được cho vay nên có văn bản giới thiệu sang BIDV để xem xét cho vay và cam kết trong trường hợp các công ty không đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ dùng tài sản của ngân hàng để bảo lãnh.
Trên thực tế, quá trình 12 công ty này vay vốn tại BIDV, VNCB đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh và trả nợ thay các công ty vay vốn. Vì vậy ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ liên quan tại BIDV, trong đó có ông Hà và hai phó tổng giám đốc Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang...
Tuy nhiên, cáo trạng vẫn cho rằng để đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan toàn diện, không để oan sai và tránh bỏ lọt tội phạm, đề nghị HĐXX và đại diện Viện Kiểm sát điều tra công khai tại tòa để làm rõ hành vi vi phạm, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, nếu có căn cứ thì tiếp tục xử lý.
Kết luận giám định của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước đã kết luận về sai phạm của BIDV trong quá trình thẩm định, xét duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, bảo lãnh, giải ngân, kiểm tra sau giải ngân như sau: Về điều kiện vay vốn của khách hàng: Việc BIDV xem xét và quyết định cho vay khi chưa có đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, có phương án khả thi và hiệu quả là chưa thực hiện đầy đủ về điều kiện cho vay đối với khách hàng theo quy định tại Quyết định 1627. Về việc nhận tài sản đảm bảo của khách hàng: BIDV xem xét và quyết định cho vay đối với khách hàng khi khách hàng chưa thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp là chưa thực hiện đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định tại Quyết định 1627. Về việc nhận bảo lãnh của VNCB để đảm bảo các khoản vay: Tại hợp đồng cầm cố giữa ba bên: VNCB, BIDV và khách hàng, phía VNCB (người bảo lãnh) chỉ có một chữ ký của Tổng giám đốc là chưa phù hợp quy định tại Thông tư 28. Việc BIDV xem xét và quyết định cho vay đối với các công ty khi khách hàng và VNCB chưa thực hiện bảo đảm tiền vay đúng theo quy định về bảo lãnh là thực hiện chưa đầy đủ về điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định tại Quyết định 1627. Về kiểm tra sau cho vay: Việc BIDV, chi nhánh Sở giao dịch 2 chỉ có văn bản yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn và sắp xếp để ngân hàng kiểm tra sau cho vay, không kiểm tra sau cho vay đối với khách hàng là chưa thực hiện đúng quy định tại Quyết định 1627 và Luật các Tổ chức tín dụng. |
Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics