Ông Putin và ông Erdogan hay là câu chuyện “Hai con dê qua cầu”
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: iranreview.org.
“Danh sách đen” của Nga có lẽ giờ đã có thêm một cái tên mới. Tên của người này là Recep Tayyip Erdogan - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hay như các chương trình tin tức trên truyền hình của Nga mô tả, đó là “một người đàn ông thiếu kiềm chế và gian dối khi móc nối mua dầu giá rẻ từ tổ chức khủng bố man rợ”- cụ thể ở đây là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo New York Times, mới cách đây không lâu, Tổng thống Erdogan còn được chào đón nồng nhiệt từ người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông Putin đã ca ngợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là “một người đàn ông mạnh mẽ”, một người “sẵn sàng đứng lên để đối đầu với phương Tây”. Còn bây giờ, mọi chuyện đã khác.
Kể từ khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga vào tuần trước, quan hệ Nga - Thổ đang ngày càng xấu đi. Trong khi Ankara lý giải hành động này là do máy bay của Moscow vi phạm không phận nước này thì ông Putin gọi đó là hành động “đâm sau lưng” và "đồng lõa với khủng bố".
Cho đến nay, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cương quyết không đưa ra lời xin lỗi về hành động bắn hạ máy bay Nga, dù trong những ngày qua Thổ Nhĩ Kỳ đã có động thái muốn làm dịu căng thẳng sau vụ việc này.
Một tờ báo ở Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính quyền Ankara mới đây đã cho đăng tải bài viết với tiêu đề “Tổng thống Putin đang cố gắng đánh lừa thế giới với những lời nói dối của mình” nhằm ám chỉ đến những hành động của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria.
Một cặp sinh đôi?
Có thể nói, mâu thuẫn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã âm ỉ trong nhiều năm qua vì cuộc nội chiến Syria. Phía Moscow ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar Assad, trong khi đó Ankara ủng hộ những người Hồi giáo Sunni ở Syria và muốn lật đổ chính quyền Assad.
| |
Mâu thuẫn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã âm ỉ trong nhiều năm qua vì cuộc nội chiến Syria. Ảnh: Reuters. |
Vụ việc máy bay Nga bị bắn hạ như giọt nước làm tràn ly, cộng thêm với thái độ không muốn thỏa hiệp của 2 bên, đã đẩy mâu thuẫn này lên cao.
Mâu thuẫn Nga - Thổ không chỉ đe dọa đến tiến trình hòa bình ở Syria, mà còn khiến nhiều người lo ngại rằng NATO có thể can dự vào nếu xung đột Nga - Thổ leo thang.
“Vấn đề là 2 vị Tổng thống đều xem trọng vị thế của mình và cả hai đều là đấu thủ ưa mạo hiểm”, Ivan Krastev, một chuyên gia chính trị học ở Trung tâm Chiến lược Tự do ở Sofia, Bulgaria nhận định.
Ông Ivan Krastev cho biết thêm: “Không muốn tỏ ra yếu thế là một điều rất quan trọng đối với cả Putin và Erdogan. Cả hai đều không biết làm thế nào để rút lui, cũng không muốn xin lỗi. Cách hành xử giống y như nhau khiến họ cứ như là một cặp sinh đôi vậy”.
New York Times cho biết, Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường được báo chí phương Tây miêu tả là những người “hiếu thắng”, không chịu nhượng bộ và có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao.
Ông Putin đã từng thay đổi giữa hai vị trí Thủ tướng và Tổng thống để điều hành đất nước trong nhiều năm qua. Còn ông Erdogan cũng sử dụng cách làm tương tự và có ý định cải tổ Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trao thêm quyền cho Tổng thống.
| |
Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Một cặp sinh đôi? Ảnh: Reuters. |
Cả hai đều đang cố gắng khôi phục lại ánh hào quang trước đây của đất nước: Đế quốc Nga thời Sa hoàng và Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Và cả 2 đều có chung một cảm giác để lại từ lịch sử xa xưa rằng phương Tây không hoàn toàn chấp nhận họ.
Hơn thế nữa, theo New York Times, cả hai cũng có tiếng là cứng rắn với những người bất đồng chính kiến ở trong nước.
Ông Erdogan từng điều tra về hàng loạt những người bị cáo buộc có hành vi xúc phạm đến Tổng thống và trục xuất một số nhà báo nước ngoài. Dẫu vậy, 2 vị Tổng thống này đều nhận được sự ủng hộ cao từ người dân ở trong đất nước của mình.
Khi xảy ra một thất bại nào đó, cả ông Putin và ông Erdogan đều có xu hướng đổ lỗi cho âm mưu bên ngoài.
Bởi lối hành xử quá giống nhau của 2 người đàn ông, các chuyên gia nhận định, trong thực tế, cả 2 người này không thể giải quyết được những xung đột xung quanh vụ bắn hạ máy bay mà không có trung gian bên ngoài.
Chuyên gia Krasrev nói: “Họ không tin tưởng lẫn nhau. Cả 2 bên đều có quá nhiều tham vọng”.
Dê đen và dê trắng
Còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn dê đen và dê trắng cùng đi qua cầu? Cả hai con dê đều sốt ruột qua cầu để tìm thức ăn và nước uống. Khi đến giữa cầu, dê trắng và dê đen đối đầu nhau nhưng không con dê nào nhường con dê nào. Hai con lấy hết sức húc nhau để đạt được mục đích của mình và cuối cùng rơi tõm xuống nước.
Câu chuyện ngụ ngôn từ thời xa xưa bỗng nhiên được gợi lại trong một sự vụ ầm ĩ trong dư luận thời gian qua.
Ngày 24-11, 2 chiến đấu cơ F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24 của Nga. Sau sự vụ, phía Ankara đã cáo cuộc máy bay Nga đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ nên nước này có quyền bắn hạ. Còn phía Moscow cho rằng lời cáo buộc không đúng sự thật, máy bay Nga hoàn toàn chưa hề xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
| |
Máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Ảnh: RT. |
Cả Ankara và Moscow đều lần lượt đưa ra những tuyên bố cứng rắn và cả 2 đều không có ý định nhún nhường trước đối thủ của mình. Các chuyên gia cho rằng, chính sự căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của 2 nước đã sự vụ thêm phức tạp.
Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu lời xin lỗi công khai và bồi thường từ các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc máy bay Nga bị bắn hạ. Lời yêu cầu này được phản ánh nhiều lần trên các phương tiện truyền thông của Nga.
Báo chí Nga đồng thời cáo buộc, con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có dính líu sâu vào thị trường “chợ đen” buôn bán dầu lửa với IS - tổ chức khủng bố đứng ra nhận trách nhiệm về vụ làm rơi chiếc máy bay chở khách của
Tất nhiên, người đứng đầu Ankara phủ nhận mạnh mẽ cáo buộc của Nga. “Họ đang nói dối, họ là kẻ vu khống. Chúng tôi không bao giờ có giao dịch với bất kỳ tổ chức khủng bố nào”, ông Erdogan nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh France 24 vào tuần trước. “Họ phải chứng minh được điều đó, và nếu họ đúng, tôi sẽ từ chức”.
Bên cạnh đó, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Erdogan cũng đã nói rằng: "Tôi nghĩ rằng nếu có một bên mà cần phải xin lỗi, đó không phải là chúng tôi". "Những người vi phạm không phận của chúng tôi là những người cần phải xin lỗi”.
| |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh AFP. |
Tuy vậy, thời gian gần đây, Tổng thống Erdogan đã có chút hạ giọng hơn khi cuối tuần vừa rồi, ông Erdogan đã nói: “Chúng tôi rất đau buồn trước vụ việc này”. Bởi vậy, khả năng đối đầu quân sự trực tiếp Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là hầu như không có.
Nhưng tất nhiên, dẫu cho ông Erdogan đã mềm mỏng hơn, ông vẫn cương quyết không đưa ra lời xin lỗi như phía Nga yêu cầu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị có cuộc gặp với Tổng thống Nga bên lề Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Paris COP 21, lời đề nghị này không có sự hồi đáp.
Mới đây, một sắc lệnh trừng phạt được Tổng thống Vladimir Putin ký bao gồm việc cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga. Lệnh cấm vận này cũng kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước.
Vẫn còn hy vọng
Một năm về trước, quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo tưởng chừng như sẽ có một tương lai rất tốt đẹp nhờ vào sự gắn kết về lợi ích kinh tế giữa các bên.
Ông Putin và ông Erdogan đã nhất trí xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu thay vì xây đường ống qua Balkan vì Nga và EU đang gia tăng căng thẳng về chính trị.
| |
Nga đã hủy kế hoạch “Dòng chảy Phương Nam” thay bằng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Ảnh: KT. |
Bên cạnh đó, hai Tổng thống cũng đồng ý tăng kim ngạch thương mại song phương từ mức khoảng 30 tỷ USD ở thời điểm hiện tại lên tới 100 tỷ USD vào năm 2020.
Hơn thế nữa, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” từng được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công khai ca tụng hết lời giữa lúc phương Tây gia tăng lệnh trừng phạt lên Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Chính vì điều này, ông Putin đã gọi Erdogan là một “người đàn ông mạnh mẽ”.
Hiện chưa rõ dự án đường ống dẫn khí đốt và các dự án lớn khác giữa hai nước có chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt kinh tế của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhận định những biện pháp trừng phạt của Nga chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ “ở mức độ có giới hạn”, theo AFP.
Chuyên gia kinh tế William Jackson thuộc công ty tư vấn kinh tế Capital Economics (Anh) ước tính nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị thiệt hại tới 0,5% GDP/năm do biện pháp trừng phạt của Nga.
Như vậy, có lẽ lệnh trừng phạt của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ là biện pháp “giơ cao đánh khẽ” nhằm cảnh cáo sau vụ việc Ankara bắn hạ chiếc Su-24 của Moscow.
Điều này cũng khiến các chuyên gia kinh tế hy vọng, mối quan hệ song phương giữa 2 nước có thể nối lại dù là trong tình cảnh “khó khăn”.
Trong diễn biến liên quan, ngày 1-12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu kêu gọi mở các kênh liên lạc quân sự giữa nước này với Nga nhằm tránh tái diễn những tai nạn như vụ máy bay Nga bị bắn hạ.
| |
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Ảnh: AP. |
Reuters dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu trong cuộc họp báo nói: “Chúng tôi kêu gọi Nga một lần nữa mở các kênh liên lạc quân sự để tránh xảy ra vụ tai nạn tương tự trong tương lai. Hãy để mở các kênh ngoại giao".
Thủ tướng Davutoglu nhấn mạnh thêm, Moscow và Ankara nên đối thoại với nhau thay vì tiếp tục đưa ra những lời cáo buộc vô căn cứ.
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng số định danh cá nhân của người đại diện làm mã số thuế

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
