"Nóng trở lại" cuộc chiến khoáng sản quan trọng và đất hiếm
Mỏ khai thác đất hiêm Lynas tại bang Tây Australia. |
Trong những năm gần đây, quặng sắt Australia thoát khỏi mọi lệnh trừng phạt thương mại của Trung Quốc, phần lớn là nhờ vị thế thống trị và cần thiết của mặt hàng này trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng của Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Quốc một lần nữa đang cố gắng can thiệp vào thị trường quặng sắt, để ngăn giá cả leo thang một cách nhanh chóng.
Cạnh tranh và mâu thuẫn xung quanh vấn đề quặng sắt giữa hai nước đã bùng lên trong hơn một thập kỷ, xuất phát từ khi Chủ tịch Marius Kloppers của Tập đoàn BHP quyết định hủy các cuộc đàm phán ấn định giá thường niên và thay vào đó chuyển sang định giá thị trường. Trong bối cảnh giá cả leo thang lợi nhuận từ gói kích thích kinh tế khổng lồ và sự mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc "chảy" vào tay các công ty khai thác mỏ khổng lồ của Australia. Ngân sách của Chính phủ Australia do đó cũng được hưởng lợi, cùng với khoản đầu tư lớn trên toàn cầu ồ ạt “rót” vào các mỏ mới của Australia. Dù cố gắng ngăn chặn, nhưng dòng tiền từ Trung Quốc vẫn đổ vào Australia và khiến mối quan ngại của Bắc Kinh ngày càng tăng thêm.
Ngoài quặng sắt, lithium - đầu vào thiết yếu cho quá trình sản xuất pin - và đất hiếm - cung cấp nguyên liệu chế tạo nam châm. Các loại khoáng sản quan trọng này cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cả cho mục đích quân sự cũng đang trở thành tâm điểm chú ý, khi nhu cầu và giá của chúng ngày càng tăng. Sự cấp thiết phải giảm lượng khí thải toàn cầu đã tạo ra một cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát thị trường đất hiếm do Trung Quốc thống trị. Trên thực tế, Australia là nước sản xuất lithium lớn nhất thế giới, cung cấp gần một nửa nguồn cung toàn cầu. Phần lớn trong số đó được chuyển sang Trung Quốc để sản xuất pin cho xe điện. Trong khi đó, đất hiếm lại hoàn toàn do Trung Quốc thống trị, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh chế. Trong nhiều tháng qua, đã xảy ra một cuộc xung đột giữa công ty khoáng sản của Australia là Northern Minerals và nhà đầu tư lớn nhất của tập đoàn này, một thực thể Trung Quốc có tên The Yuxiao Fund, vì những cáo buộc rằng quỹ này đã tìm cách nâng cổ phần trong tập đoàn, bất chấp lệnh cấm từ Chính phủ Australia. Quỹ đầu tư Yuxiao được cho là có mối liên hệ với nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất Trung Quốc.
Từ lâu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã theo đuổi các hoạt động khai thác đất hiếm tại Australia. Nhưng mọi việc đang trở nên khó khăn hơn. Để có thể tiếp cận các quỹ đầu tư của Chính phủ Mỹ thông qua hai sáng kiến xanh chính, trị giá tổng cộng 1.000 tỷ USD, các công ty của Australia không được có quá 25% quyền sở hữu từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Triều Tiên, Nga hoặc Iran. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp Australia xem xét lại cơ cấu và mong muốn giảm bớt lượng sở hữu từ các nhà đầu tư Trung Quốc.
Nếu các công ty Australia cấm đầu tư của Trung Quốc trong cuộc đua cung cấp khoáng sản quan trọng mới, thì rất có thể những tiến bộ vừa đạt được trong mối quan hệ giữa hai nước sẽ một lần nữa phải đối mặt với thử thách.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics