Sức nóng gia tăng trong cuộc đua khai thác đất hiếm dưới đại dương
Quốc gia đầu tiên của châu Đại Dương tham gia Chương trình kiểm soát container UNODC- WCO Việt Nam cam kết phát triển đại dương xanh, bền vững tại UNOC 2022 |
Đáy đại dương là nguồn cung cấp đất hiếm dồi dào |
Nhật Bản thông báo bắt đầu khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương từ đầu năm 2024. Theo báo Nikkei Asia, Tokyo chuẩn bị khai thác đất hiếm trong lòng đại dương ở khu vực ngoài khơi đảo Minami Torishima, cách Thủ đô Tokyo 1.900 km về hướng Đông Nam. Trữ lượng đất hiếm trong khu vực Minami Torishima đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ của Nhật Bản cho cả “gần 1.000 năm”. Tuy nhiên, các nhà khoa học Nhật Bản còn phải vượt qua nhiều thách thức trước khi nước này đạt được mục tiêu tự lực về kim loại hiếm.
Khó khăn đầu tiên là hải lưu Kuroshio, một dòng hải lưu ở Tây Thái Bình Dương chảy ngang qua Nhật Bản. Dòng hải lưu này chảy rất siết, gây nguy hiểm cho các đội tàu thám hiểm hay khai thác lòng đại dương. Thách thức thứ hai là khu vực Minami Torishima thường nằm trên lộ trình của các trận bão lớn. Khó khăn thứ ba là phải có phương tiện để chắt lọc kim loại hiếm từ các mẫu đá, bùn dưới lòng đại dương ở độ sâu 5.000 hay 6.000 mét, đưa bùn đại dương ở độ sâu như vậy lên cạn đã là một kỳ công. Trong khi đó, các đội kỹ sư Nhật Bản cũng chưa bao giờ làm việc, khai thác tài nguyên trong những điều kiện “khó khăn như vậy”.
Ở khu vực Bắc Âu, Na Uy, tháng 7 vừa qua, đã trình lên Quốc hội một dự án cho phép khai thác “kim loại nặng” gần quần đảo Svalbard ở Bắc Băng Dương. Đây là một vùng có nhiều kim loại hiếm và có trữ lượng về đồng trên 38 triệu tấn đang "ngủ vùi" ở độ sâu hơn 4.000 mét dưới đáy biển.
Riêng đối với những vùng biển quốc tế, công tác thăm dò, khai thác thuộc thẩm quyền của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) - một tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, có trụ sở tại Kingston, Jamaica. ISA vừa kết thúc khóa họp trong ba tuần vào ngày 29/7. Các bên không đạt được đồng thuật về một dự thảo quy định khai thác khoáng sản dưới đáy biển ở độ sâu 4.000 mét trở đi và cũng không đồng ý cho khai thác ngay lập tức các khoáng sản dưới lòng đại dương. Trước mắt, ISA mới chỉ đồng ý cho các công tác “thăm dò”.
Hiện đa số các nhà khoa học đưa ra cảnh báo về một sự “mất mát” và nguy cơ “không thể đảo ngược” do còn thiếu kiến thức về sinh học, môi trường và hệ sinh thái cả trên đất liền và đại dương. Một số tập đoàn lớn như Samsung hay hãng xe BMW hưởng ứng kêu gọi tránh sử dụng khoáng sản khai thác từ đại dương. Pháp, Đức, Chile hay nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương chủ trương nên dừng lại ở khâu “thăm dò”. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc hay đảo Nauru vận động để bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên vô tận này.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics