Nông nghiệp cố gắng vượt qua khó khăn chưa từng có
Nông sản VietGap “cháy hàng” nhờ kết nối của Bộ Nông nghiệp | |
Ruộng vườn, chuồng trại “trọng thương” vì đại dịch |
Việc thu hoạch lúa tại ĐBSCL đã được thuận lợi hơn sau khi được các bộ, ngành, địa phương tích cực tháo gỡ. Ảnh: ST |
Tê liệt toàn vùng
Trong những đợt khó khăn trước của ngành nông nghiệp, mức độ ảnh hưởng thường chỉ gói gọn ở phạm vi một vài mặt hàng hoặc một vài tỉnh, thành. Nhưng trong đại dịch Covid-19 lần này, khó khăn đã bao trùm lên toàn bộ các tỉnh thành phía Nam và chuỗi cung ứng. Kể từ khi ba chợ đầu mối lớn nhất TPHCM là Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đóng cửa, ước tính có tới 70% nông sản của ĐBSCL gặp khó khăn về đầu ra. Người mua không có, việc đi lại khó khăn, phát sinh nhiều chi phí nên hệ thống thương lái gần như không thể duy trì.
Câu chuyện con tôm càng xanh ở HTX Nông nghiệp Ba Đình (tỉnh Bạc Liêu) là một ví dụ điển hình cho tình trạng trên. “Khi các thương lái ở TPHCM không tới thu mua trực tiếp được, đầu ra của 150 hecta tôm tại HTX đều trông vào việc bán dạo của các xã viên nhưng cũng không hiệu quả do việc vận chuyển khó khăn, chi phí cao, trong khi giá bán tôm giảm gần một nửa so với bình thường” – anh Nông Văn Thạch, giám đốc HTX Ba Đình buồn bã cho biết.
Các xã viên của HTX Ba Đình chỉ là một phần trong hàng triệu hộ nông dân tại khu vực phía Nam đang đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19. Cụ thể, tại thủ phủ của cây thanh long là Bình Thuận cũng như nhiều tỉnh khác như Long An, Tiền Giang, giá thanh long ruột trắng hiện chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg; thanh long ruột đỏ 3.000-5.000 đồng/kg. Tương tự, tại nhiều tỉnh có diện tích trồng chanh lớn như Long An, Đồng Tháp, giá bán mặt hàng này hiện cũng chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Trái nhãn cũng đang vào chính vụ thu hoạch nhưng không có thương lái thu mua nên nhiều nông dân phải để trái trên cây, dẫn đến giá giảm chỉ bằng phân nửa so với năm trước. Theo đó, giãn Eldor tại vườn hiện là 8.000-10.000 đồng/kg, nhãn xuồng cơm vàng 10.000-15.000 đồng/kg…
Các sản phầm thịt gia súc, gia cầm cũng không ngoại lệ. Giá gà lông trắng đã giảm xuống dưới 10.000 đồng/kg, thịt lợn hơi cũng giảm xuống còn 50.000-54.000 đồng/kg… Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn nhận định, với việc giảm mạnh cầu do giãn cách xã hội, thị trường sẽ tiếp tục khó khăn cho các sản phẩm chăn nuôi trong 1-2 tháng tới. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì ở mức cao càng làm cho người chăn nuôi khó khăn.
Đối với thủy sản xuất khẩu, hiện 123 DN chế biến thủy sản tại các tỉnh phía Nam đã tạm dừng sản xuất do có ca nhiễm Covid-19 hoặc không đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ”. Với 326 DN đang tiếp tục sản xuất, do thiếu công nhân và chia ca để phòng chống dịch nên tổng công suất chỉ khoảng 30-40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16. Tình trạng này khiến cho giá cá tra giống giảm xuống mức rất thấp, chỉ 21.000-23.000 đồng/kg; giá cá tra thương phẩm cũng đã ở mức thấp trong thời dài, chỉ 21.000 đồng/kg; tương tự, giá tôm cũng giảm mạnh nên không kích thích tái sản xuất, nếu kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu vào cuối năm.
“Nằm vùng” giữa tâm dịch
Trước những khó khăn như trên, ngay từ giữa tháng 7, khi tình hình lưu thông, tiêu thụ nông sản tại khu vực này gặp khó khăn trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đồng loạt 3 tổ công tác đặc biệt đã được 3 Bộ gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải thành lập để tháo gỡ khó khăn 19 tỉnh, thành phía Nam. Trải qua hơn 1 tháng “nằm vùng” nơi tâm dịch, nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ.
Ngay sau khi bắt tay vào việc, Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ công tác 970) đã thực hiện rà soát, lập danh sách các đầu mối cung ứng nông sản tại phía Nam để tiến hành kết nối, để tìm đầu ra cho nông sản đồng thời đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho TPHCM. Tính đến nay, đã có 1.344 đầu mối cung cấp nông sản, thực phẩm đăng ký qua tổ công tác 970. Đặc biệt, trang web kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ htx.cooplink.com.vn với trên 2.800 đơn vị tham gia đã giúp đẩy nhanh tiến độ kết nối và mua bán nông sản khi người mua và người bán tự tìm được số điện thoại và thông tin sản phẩm cần mua và cần bán trên web.
Tương tự, Tổ công tác của Bộ Công Thương cũng đã làm việc với các địa phương, DN cùng các đơn vị liên quan để tìm hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ hàng hóa vào các hệ thống phân phối. Theo đó, nhiều vướng mắc liên quan đến Danh mục hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông và các vấn đề tài chính, lao động, tiêm vắc xin… đã được tổ công tác kiến nghị, qua đó từng bước tháo gỡ...
Với sự vào cuộc kịp thời của các bộ, ngành, địa phương, cùng nỗ lực triển khai “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất, chế biến của DN, dù thời gian đầu còn xảy ra nhiều lúng túng, bất cập, song đến nay, nhiều vấn đề khó khăn đã từng bước được tháo gỡ. Cụ thể, vấn đề thiếu nhân lực thu hoạch nông sản, việc ách tắc trong vận chuyển hàng hóa… đã cơ bản được tháo gỡ.
Anh Nông Văn Thạch, cho biết, sau nhiều ngày “ăn không ngon, ngủ không yên”, hiện hợp tác xã đã “túc tắc” bán được hàng. Thương lái tại các tỉnh lân cận bắt đầu tới HTX thu mua, lượng tôm tiêu thụ mỗi ngày đạt khoảng 7-8 tấn. Dù mức giá hiện vẫn ở mức rất thấp, nhưng việc bán được hàng giúp các ao tôm tránh được nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời giải phóng ao để kịp xuống giống vụ lúa đông xuân (HTX canh tác theo mô hình tôm lúa: 8 tháng nuôi tôm và 4 tháng canh tác lúa - PV).
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mỗi ngày Tổ công tác 970 kết nối tiêu thụ thành công trên 40 đơn hàng với sản lượng 200-400 tấn. Theo Tổ công tác 970, hầu như nông sản có chứng nhận VietGAP hay cao hơn khi đăng ký đầu mối qua Tổ công tác đều được kết nối tiêu thụ 100% và gần như không đủ hàng có chất lượng VietGAP để bán.
Theo báo cáo của Tổ công tác 970, giá lúa tươi hiện nay tại các địa phương ĐBSCL đã có xu hướng tăng trở lại sau khi giảm sâu ở thời điểm cuối tháng 7. Tình hình tiêu thụ lúa gạo tại đây cũng đã khá hơn do các tỉnh tích cực tháo gỡ để doanh nghiệp, thương lái đẩy mạnh công tác thu mua. Các địa phương đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho việc bố trí nhân công cũng như phương tiện trong việc thu hoạch lúa như áp dụng phân vùng xanh, vàng, đỏ cho mức độ nguy cơ dịch bệnh Covid-19, phối hợp trong việc điều phối máy gặt đập liên hợp giữa các tỉnh cho diện tích lúa đến thời điểm thu hoạch; có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp, những người tham gia khâu lưu thông hàng hóa được tiêm vắc xin; tạo điều kiện kết nối thương lái, doanh nghiệp thu mua lúa cho nông dân. Giá tôm cũng bắt đầu tăng trở lại, tuy thấp hơn những tháng trước nhưng không khác biệt so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do các địa phương (Cà Mau, Sóc Trăng…) đã quan tâm tháo gỡ khó khăn tại nhà máy chế biến thủy sản, hình thành vùng xanh, cho phép công nhân được ở nhà và đưa đón đến nhà máy. Nổi bật, tại Cà Mau, công suất chế biến đã tăng lên 80% so với khi chưa có dịch. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics