Nỗi đau mang tên Thalassemia
Những mảnh đời bất hạnh
Có mặt tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, phóng viên có dịp tiếp xúc với một số bệnh nhân không may mắn khi mắc phải căn bệnh quái ác Thalassemia.
Đứa trẻ tôi tiếp xúc đầu tiên và không thể rời khỏi cặp mắt ngây thơ đen láy nhưng ẩn chứa sự đau đớn, mệt mỏi là bé Trần Gia Bảo- 18 tháng tuổi quê ở Thanh Liêm- Hà Nam. Mẹ cháu, chị Trương Thị Hằng kể trong nước mắt: Khi cháu được 11 tháng tuổi (khoảng tháng 6-2013), gia đình thấy cháu có biểu hiện da xanh, niêm mạc mắt xanh, cơ thể khó chịu, bứt rứt, nôn trớ, bụng to... liền đưa cháu lên Viện Huyết học để khám. Tại đây các bác sỹ kết luận cháu bị mắc bệnh Thalassemia, buộc phải điều trị cả đời.
Cũng theo chị Hằng, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị không có việc làm, ở nhà chăm con, chồng thì làm công nhân với mức lương eo hẹp nhưng vẫn phải hàng tháng đều đặn đưa con lên Viện để truyền máu. "Từ lúc con bị bệnh đến nay gia đình tôi đã phải chi phí cho cháu khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, các bác sỹ cho biết, đây mới là giai đoạn đầu cháu mắc bệnh nên chỉ phải truyền máu mà chưa đến giai đoạn thải sắt. Nếu sau 3 tuổi cháu buộc phải thải sắt thì chi phí điều trị sẽ tăng lên rất nhiều, trung bình mỗi tháng phải từ 5-7 triệu đồng," chị Hằng nghẹn ngào.
Trong lúc ngồi nghe mẹ kể chuyện, bé Bảo không ngừng quấy khóc, gọi mẹ trên tay vẫn cắm cây kim truyền máu, nhìn nét mặt đau đớn của bé, tôi không khỏi chạnh lòng. Không biết tương lai của bé rồi sẽ ra sao...
Khi mà hình ảnh đáng thương của bé Gia Bảo còn đang ám ảnh, thì đối diện với tôi là hình ảnh cô gái với khuôn mặt dị dạng, giọng nói không tròn vành, hỏi ra được biết tên cô gái là Phan Thị Vân- 20 tuổi quê ở Trùng Khánh- Cao Bằng, nhưng thân hình Vân chỉ như cô bé lên 10.
Qua lời kể của Vân được biết, Vân bị bệnh từ lúc còn nhỏ, nhà chỉ có 3 mẹ con, bố mất sớm, nên việc duy trì kế sinh nhai hằng ngày đã khó, nên dù biết con bị bệnh nhưng chỉ đến khi sức khỏe suy giảm đáng kể, mẹ Vân mới đưa con lên bệnh viện huyện để khám. Tại đây các bác sỹ cho biết bệnh của Vân không có thuốc chữa, sau đó Vân được chuyển lên bệnh viện tỉnh. Câu trả lời mà Vân nhận được là thiếu quá nhiều máu, phải chuyển lên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương từ tháng 6-2013. Từ đây hành trình gian nan chữa bệnh duy trì sự sống của Vân được bắt đầu.
Qua lời Vân kể, hành trình từ Cao Bằng xuống Hà Nội rất vất vả khó khăn, đặc biệt là với người có sức khỏe yếu như Vân. Tuy vậy đó chưa phải là tất cả, điều làm Vân lo lắng chính là chi phí đi lại và điều trị bệnh. Vân kể: "Tiền đi xe khách hai chiều từ Cao Bằng và Hà Nội và ngược lại là 650.000 đồng, mỗi tháng em phải đi xuống Hà Nội 1 lần, thời gian ở lại điều trị khoảng 2-3 tuần tùy tình hình sức khỏe. Đó là chưa kể chi phí điều trị cho mỗi lần vào viện khoảng 2 triệu/tháng."
Theo lời Vân kể, hiện gia đình Vân đã phải vay nợ rất nhiều của các cô, các bác trong làng để chi trả cho việc điều trị bệnh. Điều mong mỏi lớn nhất của Vân là tương lai em có được một sức khỏe như người bình thường, được đi học, được đến trường cùng thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, ước mơ ấy hiện còn quá xa vời khi mà việc điều trị bệnh cho Vân chưa biết bao giờ mới chấm dứt, Vân sẽ còn phải sống chung với bệnh tật suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
"Quả bom nguyên tử" Thalassemia
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Thalassemia là một trong những bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có khoảng 7% người dân trên toàn thế gới mang gen bệnh tan máu bẩm sinh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Bệnh phân bố khắp toàn cầu tỷ lệ cao ở Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh hoặc mang gen bệnh cao. |
Bàn về tính chất nguy hiểm của bệnh này, ông Trí lo lắng: Do Thalassemia là bệnh di truyền nên nếu không được phát hiện, điều trị, ngăn chặn sớm sẽ lan từ đời này sang đời khác, ảnh hưởng đến tương lai của gia đình, dòng họ và dân tộc. "Thalassemia được ví như 'quả bom nguyên tử', hiện nó đã phát nổ, nhưng điều nguy hiểm là chúng ta không nghe được tiếng nổ. Thalassemia hiện len lỏi trong các dân tộc người Việt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi của cả một dân tộc, một dân tộc sẽ không thể phát triển vững mạnh nếu dân tộc ấy sinh ra nhiều đứa trẻ còi cọc, chậm lớn, không có sức khỏe", ông Trí trăn trở.
Theo ông Trí, người bị bệnh bệnh Thalassemia sẽ phải sống chung với bệnh cả đời, bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ can thiệp bằng các biện pháp y tế để giúp người bệnh điều trị. Có hai cách điều trị là truyền máu và thải sắt. Bệnh nhân khi bị bệnh phải thường xuyên đến các cơ sở y tế để thực hiện công đoạn này. Nếu bệnh nhân có BHYT, chi phí điều trị sẽ giảm đi nhiều, nhưng cũng có trường hợp nặng, trung bình mỗi tháng phải tốn từ 30- 40 triệu cho điều trị, những ca nhẹ hơn chi phí trung bình khoảng 1-2 triệu/tháng.
Do vậy theo ông Trí, nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh Thalassemia thì chất lượng dân số sẽ bị ảnh hưởng. "Chúng tôi mong rằng vấn đề này sẽ được cộng đồng quan tâm và chung tay hành động, trước mắt là đảm bảo chăm sóc và điều trị tốt cho bệnh nhân đã được chẩn đoán và giảm số lượng trẻ sinh ra mang gen bệnh, tiến tới nước ta sẽ không còn người mang bệnh Thalassemia”, ông Trí nói.
Tin liên quan
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics