Nỗ lực sớm triển khai chính thức Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Sỹ Hoàng. |
Đề nghị ông cho biết những thông tin tổng quát và kết quả nổi bật về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam?
Chương trình doanh nghiệp ưu tiên được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2011, thực hiện chính thức từ năm 2014.
Hơn 10 năm triển khai, với những bước phát triển theo lộ trình, chương trình đã cho thấy nhiều mặt tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là một chương trình mà cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được tham gia.
- Đến tháng 5/2024, có 75 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Trong đó có 24 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, 15 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đan Mạch, Trung Quốc…; - Các doanh nghiệp ưu tiên chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. |
Đây cũng là một bước tiến quan trọng để Việt Nam có cơ sở tiến tới việc đàm phán, ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước.
Chương trình doanh nghiệp ưu tiên đã mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, có thể kể đến như: rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; giảm thiểu chi phí phát sinh khi làm thủ tục hải quan; nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường…
Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của Hải quan Việt Nam trong quá trình triển khai Chương trình doanh nghiệp ưu tiên?
Từ khi triển khai, Hải quan Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự ủng hộ, đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp. Điều này đã góp phần cho sự phát triển của Chương trình doanh nghiệp ưu tiên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý về doanh nghiệp ưu tiên vẫn tồn tại một số hạn chế, gây khó khăn trong thực tiễn. Ngoài ra, quy định về các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên của Việt Nam chưa hoàn toàn tương đồng với khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), trở thành một rào cản khi Việt Nam đàm phán, ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên.
Thứ hai, sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp đến Chương trình chưa thực sự cao. Phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng trên 95% tổng số lượng doanh nghiệp), không thể đáp ứng điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu để được áp dụng chế độ ưu tiên.
Theo định hướng mở rộng đối tượng tham gia Chương trình doanh nghiệp ưu tiên, Hải quan Việt Nam đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định pháp luật để doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có cơ hội tiếp cận và tham gia.
Thứ ba, chưa nhận được sự quan tâm, phối hợp cần thiết từ các bộ, ngành. Để có thể quản lý chặt chẽ doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan Hải quan thường xuyên xin ý kiến đánh giá của các bộ, ngành có liên quan, tuy nhiên một số trường hợp mức độ phối hợp của các bộ, ngành là chưa cao.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam mong muốn mở rộng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp, không chỉ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như ưu tiên về chính sách thuế, kiểm tra chuyên ngành… để có thể đạt được điều này, rất cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.
Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 là về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên. Ông có thể cho biết thêm về nội dung này?
Hải quan Việt Nam và tất cả các nước ASEAN đã hoàn tất việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN vào tháng 9/2023.
Hiện nay, các nước thành viên ASEAN đang triển khai các bước thẩm định, thí điểm theo lộ trình của Thỏa thuận và dự kiến triển khai chính thức vào tháng 4/2025.
Thưa ông, ngoài việc ký kết thỏa thuận lẫn nhau với các nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đang thúc đẩy việc ký thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên với những quốc gia nào khác?
Ngoài việc ký kết thỏa thuận lẫn nhau với các nước ASEAN, Hải quan Việt Nam đang thúc đẩy việc ký thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên với một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc…
Ngoài ra, cũng có rất nhiều cơ quan Hải quan các nước đang đặt vấn đề về việc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam như Saudi Arabia, Ấn Độ, Nga…
Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi ký kết và thực hiện thỏa thuận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với cơ quan Hải quan các nước?
Như đề cập ở trên, Hải quan nhiều nước trên thế giới đang rất quan tâm và thúc đẩy việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam. Điều này khẳng định uy tín, thương hiệu của Hải quan Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, Hải quan Việt Nam xác định việc ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên phải dựa trên phương châm đôi bên cùng có lợi (phải đảm bảo lợi ích tương đồng của các bên tham gia).
Do vậy, trước khi ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước, Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng những tác động tích cực, tiêu cực để đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam nói riêng và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam còn một số điểm chưa tương đồng với khuyến nghị của khung SAFE của WCO. Điều này cũng gây cản trở tới lộ trình ký kết và triển khai các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên.
Tổng cục Hải quan đã và đang tham mưu xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trong đó có những nội dung sửa đổi liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên để phù hợp với khuyến nghị của WCO.
Như ông đề cập ở trên, Tổng cục Hải quan đang xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật mới, trong đó có những nội dung sửa đổi liên quan đến Chương trình doanh nghiệp ưu tiên, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về nội dung này?
Theo đánh giá chung khi triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN, có một số tiêu chí theo khuyến nghị tại khung SAFE của WCO chưa được pháp luật Việt Nam quy định, bao gồm: An ninh đối tác thương mại, quản lý khủng hoảng và khắc phục sự cố và đo lường, phân tích, cải tiến.
Do vậy, nội dung sửa đổi về doanh nghiệp ưu tiên sắp tới sẽ tập trung vào việc bổ sung các quy định pháp luật tương ứng với các tiêu chí kể trên để tạo thuận lợi cho việc ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với các nước trên thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
11:59 | 23/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics