Tiếp tục thúc đẩy ký kết công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
![]() | Hải quan các nước ASEAN công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên |
![]() | Cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO |
![]() | Tạo thuận lợi về thủ tục xuất, nhập hàng hóa cho doanh nghiệp ưu tiên |
![]() |
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ |
Thực tế triển khai doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT) của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á hiện nay như thế nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Việt Nam đã triển khai thí điểm chương trình DNƯT từ năm 2011. Đến năm 2014 triển khai chính thức thông qua việc đưa các quy định về chương trình DNƯT vào Luật Hải quan năm 2014. Chương trình này của Việt Nam hiện đang áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Về kết quả thực hiện chương trình ở Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có tất cả 74 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ DNƯT. Trong đó có 23 doanh nghiệp Việt Nam, 15 doanh nghiệp Hàn Quốc, 15 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Italy, Đan Mạch...
Theo số liệu báo cáo, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 74 DNƯT đạt 221 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng kim ngạch của cả nước. Các lĩnh vực hoạt động của DNƯT khá đa dạng, từ lĩnh vực công nghiệp, gia công, chế biến; chế tạo đến nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Thời gian tới, theo định hướng đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về DNƯT trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về: các điều kiện áp dụng, các chế độ được ưu tiên, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Hải quan; quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, công tác quản lý hải quan đối với các DNƯT, xây dựng và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DNƯT giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.
Về triển khai DNƯT trong khu vực, tất cả các nước trong ASEAN đều đã triển khai chính thức chương trình DNƯT với các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Nhưng về cơ bản, các nước đều triển khai chương trình dựa trên khuyến nghị của WCO về Khung tiêu chuẩn về an ninh, an toàn (SAFE).
Thưa Phó Tổng cục trưởng, mới đây, Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình DNƯT với các nước thành viên ASEAN. Việc ký công nhận lẫn nhau sẽ có thêm những lợi ích gì cho các doanh nghiệp đã được công nhận ở mỗi nước?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Thông qua việc công nhận lẫn nhau, các DNƯT sẽ được hưởng nhiều lợi ích cụ thể như: tăng lợi ích kinh tế do giảm tỷ lệ kiểm tra, giảm thời gian thông quan và chi phí liên quan (chi phí lưu kho bãi, chi phí nhân công); đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, nâng cao lợi thế cạnh tranh; tăng cường an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa khi xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia ký kết thỏa thuận…
Để có thể ký kết được Thỏa thuận công nhận lẫn nhau, có những sự khác biệt nào về pháp lý mà Việt Nam đã phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Việc đàm phán giữa các nước trong khu vực được thực hiện theo hướng dẫn của WCO gồm các giai đoạn: giai đoạn 1, so sánh pháp luật giữa các nước tham gia ký kết; giai đoạn 2, tiến hành thẩm định thực tế tại một số DNƯT ở tất cả các nước tham gia ký kết; giai đoạn 3, đàm phán về nội dung dự thảo thỏa thuận; giai đoạn 4, thực hiện thỏa thuận.
Kết thúc giai đoạn 1 về so sánh pháp luật về DNƯT giữa các nước, Việt Nam còn có một số điều kiện công nhận DNƯT chưa tương đồng với điều kiện của các nước. Để giải quyết vấn đề nêu trên, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đang soạn thảo nội dung bổ sung các điều kiện mà Việt Nam còn thiếu để đảm bảo các điều kiện công nhận DNƯT của Việt Nam tương đồng với các nước tham gia ký kết.
Những khó khăn, vướng mắc có thể gặp phải và giải pháp để chủ động xử lý khi thực hiện việc công nhận lẫn nhau trong thời gian tới được đặt ra thế nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Về cơ bản sẽ không có khăn gì lớn. Tuy nhiên, đây đang là bước khởi đầu nên Hải quan Việt Nam và hải quan các nước sẽ triển khai, ghi nhận thực tế và chủ động phối hợp xử lý khó khăn có thể phát sinh. Đơn cử như về mặt công nghệ thông tin áp dụng khi đánh giá và phân loại DNƯT của các quốc gia ký kết thỏa thuận để có biện pháp theo dõi và quản lý phù hợp. Vì thỏa thuận về DNƯT với các cơ quan Hải quan trong khối ASEAN là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.
Các doanh nghiệp đang là DNƯT, cũng như tới đây sẽ được công nhận DNƯT ở Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng được các lợi ích của việc công nhận lẫn nhau?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Như đề cập ở trên, DNƯT sẽ được hưởng lợi từ các thỏa thuận công nhận lẫn nhau khi có hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác thuộc các quốc gia đã ký thỏa thuận với Việt Nam. Để tận dụng lợi ích từ các thỏa thuận này, DNƯT của Việt Nam có thể nghiên cứu xem xét tìm kiếm các nhà cung cấp cũng như khách hàng tại các quốc gia có ký thỏa thuận với nước ta.
Ngoài việc ký kết công nhận lẫn nhau trong ASEAN, thời gian tới Việt Nam có kế hoạch để mở rộng việc công nhận lẫn nhau như thế nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Như đề cập ở trên, một nội dung quan trọng trong Chiếc lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DNƯT giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.
Việc sửa đổi quy định của pháp luật trong nước để đảm bảo các quy định về Chương trình DNƯT của Việt Nam tương đồng với các quy định theo khuyến nghị của WCO sẽ giúp góp phần rút ngắn thời gian đàm phán với các nước. Vì vậy, việc triển khai thực hiện thí điểm thỏa thuận với các nước ASEAN sẽ tạo tiền đề để Tổng cục Hải quan tiến hành đàm phán ký kết với các nước khác.
Mặt khác, hiện nay, việc đàm phán ký kết thỏa thuận về DNƯT đang được các bên cân nhắc để đưa vào dự thảo hiệp định hợp tác hải quan giữa Việt Nam với một số quốc gia.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
Tin liên quan

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
20:24 | 09/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn
20:54 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng
20:17 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa
07:15 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container
15:49 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát
20:41 | 07/05/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhẹ
14:24 | 07/05/2025 Hải quan

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan
09:54 | 07/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng
15:36 | 06/05/2025 Hải quan

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp
14:59 | 06/05/2025 Hải quan
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng