Những ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý hải quan
Giải pháp công nghệ dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) ngày càng được ứng dụng trong hoạt động hải quan và quản lý biên giới tạo thuận lợi thương mại qua biên giới. Ảnh: WCO |
Vai trò của ứng dụng công nghệ số trong hoạt động hải quan
Ứng dụng công nghệ số có vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số hóa nhằm phục vụ tốt hơn các bên liên quan và đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới; các mối đe dọa liên quan đến hải quan và an ninh ngày càng tăng cũng như nhu cầu cấp thiết cần phải hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Hầu hết nỗ lực số hóa trong ngành Hải quan tập trung vào kiểm soát thông quan, xử lý tờ khai, đặc biệt là các chức năng như quản lý rủi ro, xác định trị giá hải quan, xác minh dữ liệu và thu nộp ngân sách.
Trong lĩnh vực hải quan có thể thấy những yếu tố mới sẽ tái thiết kế hoạt động hải quan trong tương lai như sự phát triển liên tục của thương mại điện tử, sự phát triển của Cơ chế một cửa quốc gia, chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng đa dạng, sự gia tăng buôn bán bất hợp pháp xuyên quốc gia, mối lo ngại leo thang để bảo vệ môi trường... Do đó vai trò của Hải quan trở nên quan trọng hơn bao giờ hết ở trong nước cũng như trên toàn cầu.
Xu hướng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực hải quan
Trước tiên phải kể đến Công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Giải pháp công nghệ Blockchain đang được ứng dụng đa dạng trong quy trình hải quan từ thông quan hải quan đến hợp tác liên ngành, chứng nhận, quản lý danh tính, quản lý tuân thủ, thu ngân sách và kiểm tra sau thông quan.
Trong quá trình số hóa, các cơ quan Hải quan quan tâm tới ứng dụng công nghệ Blockchain trong quy trình hoạt động. Một số cơ quan Hải quan đã bắt đầu ứng dụng thí điểm Blockchain trong trao đổi chứng nhận xuất xứ và vận đơn điện tử.
Hải quan Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về ứng dụng thí điểm công nghệ Blockchain trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thương mại điện tử và trao đổi thông tin xuyên biên giới. Các chương trình thí điểm này đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có thể đưa ra các giải pháp cho phép sử dụng blockchain phổ biến trong hệ thống hải quan.
Giải pháp công nghệ tiếp theo đó là Internet vạn vật (IoT). Ứng dụng công nghệ này cho phép cơ quan Hải quan giám sát và theo dõi hành trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn. Cơ quan Hải quan có thể thu thập và phân tích dữ liệu từ các thiết bị cảm biến được lắp đặt trong phương tiện và container hàng hóa cũng như tại các điểm kiểm tra hải quan.
Bên cạnh đó, IoT cũng có thể hỗ trợ phân luồng giao thông phương tiện hiệu quả hơn trong khu vực kiểm soát hải quan, phát hiện gian lận và các vi phạm khác.
Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức) ước tính đến năm 2025 IoT sẽ được cài đặt trên hơn 30 tỷ thiết bị trên toàn thế giới. Điều này đòi hỏi các cơ quan Hải quan cần tăng cường hợp tác với một số bên liên quan như các hãng tàu, công ty giao nhận vận tải... đã ứng dụng IoT nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin rủi ro, qua đó tập trung phân tích xác định và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng.
Hiện nay, giải pháp công nghệ dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) ngày càng được ứng dụng trong hoạt động hải quan và quản lý biên giới tạo thuận lợi thương mại qua biên giới. Khi nhu cầu trao đổi hàng hóa qua biên giới và xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng, tạo ra khối lượng lớn các dữ liệu, do đó ứng dụng các giải pháp công nghệ này giúp cơ quan Hải quan thu thập, phân tích và xử lý khối lượng lớn dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn.
Theo khảo sát thường niên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), gần 45% cơ quan Hải quan sử dụng phân tích dữ liệu hoặc AI/ML hoặc cả hai. Có nhiều cơ quan Hải quan ứng dụng các công nghệ này vào xác định và quản lý rủi ro, nâng cao phân loại thuế suất và số thu ngân sách, chống gian lận và xác định DN ưu tiên.
Một giải pháp cần được đề cập đến đó là công nghệ sinh trắc học. Hiện nay, các Chính phủ và tổ chức trên toàn thế giới đang lựa chọn công nghệ sinh trắc học trong công tác chống gian lận danh tính và vi phạm an ninh, bảo mật dữ liệu, giảm chi phí và nâng cao kiến thức của người sử dụng. Sinh trắc học là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với nhận dạng dấu vân tay được kỳ vọng sẽ vẫn là hình thức công nghệ sinh trắc học chiếm ưu thế nhất. Cơ quan Hải quan đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh trắc học và phối hợp với các cơ quan liên quan tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh.
Máy bay không người lái là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế, giúp các cơ quan quản lý thực thi dễ dàng hơn nhờ sử dụng công nghệ, qua đó xây dựng khung pháp lý trong thưc thi nhiệm vụ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tích hợp máy bay không người lái trong môi trường thương mại có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tích hợp thành công và an toàn đòi hỏi tất cả các bên tham gia phải có sự chuẩn bị và tham gia vào quy trình này để đảm bảo chuỗi cung ứng có thể tận dụng đầy đủ lợi ích mà giải pháp này mang lại.
Một số cơ quan Hải quan đang ứng dụng máy bay không người lái trong kiểm tra và giám sát hải quan, đặc biệt trong giám sát hải quan tại các khu vực cảng và vùng ven biển. Điều này không chỉ nhằm mục tiêu chống buôn lậu ma túy mà còn hỗ trợ kiểm soát trên không.
Trong lĩnh vực hải quan, giải pháp công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo hỗn hợp cũng là một trong số các xu hướng mới, cho phép người sử dụng dự đoán thế giới thực trong môi trường ảo.
Trong thực tế ứng dụng các giải pháp thực tế ảo cho mục đích đào tạo hải quan đã được các Chính phủ và WCO triển khai thành công nhằm nâng cao hiệu quả của lực lượng kiểm tra viên trong việc xác định các mặt hàng cấm.
Một giải pháp công nghệ nữa đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan Hải quan đó là công nghệ in 3D. Theo một số báo cáo, khoảng 1,4 triệu máy in 3D đã được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2018, ước tính 8 triệu chiếc máy in sẽ được sử dụng vào năm 2027. Công nghệ in 3D được dự đoán có thể có tác động lớn đến hoạt động hải quan trong tương lai.
Bên cạnh đó, WCO đã nhấn mạnh ý nghĩa của ứng dụng công nghệ in 3D đối với xác định xuất xứ hàng hóa, trị giá hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, an ninh và đặc biệt là thuế giá trị gia tăng.
Cùng chủ đề: Hải quan số
Tin liên quan
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải mã những lựa chọn nhân sự cho Nhà Trắng thời Donald Trump 2.0
09:52 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024
09:40 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan