Những thỏa thuận đạt được khi COP26 đi được hơn nửa chặng đường
Lãnh đạo các quốc gia chụp ảnh chung tại ngày khai mạc Hội nghị COP26 ở Anh tối 1/11. |
Trong Tuyên bố Glasgow của hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu, đại diện cho các quốc gia sở hữu 85% diện tích rừng trên thế giới, đã cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này, thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công-tư đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng. Trong đó, 12 quốc gia đã cam kết đóng góp 12 tỷ USD quỹ công trong giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển, bao gồm những nỗ lực khôi phục đất đai bị suy thoái và ứng phó với cháy rừng. Hơn 30 nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân cũng cam kết hỗ trợ thêm ít nhất 7,2 tỷ USD cho kế hoạch này đồng thời cam kết ngừng đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng vào năm 2025. Ngoài ra, 105 quốc gia (trong đó có 15 nước phát thải lớn như Brazil, Nigeria và Canada), đã ký kết Cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu. Cam kết lịch sử do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng nước chủ nhà Anh mang tính dẫn dắt đặt mục tiêu cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020.
Trong khi đó, Mỹ, Canada và 18 quốc gia khác cam kết sẽ chấm dứt tài trợ cho tất cả các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài vào cuối năm 2022, chuyển hướng đầu tư vào năng lượng sạch. Trong số các quốc gia ký cam kết này còn có Đan Mạch, Italy, Phần Lan, Costa Rica, Ethiopia, Gambia, New Zealand và quần đảo Marshall,... cùng với 5 tổ chức phát triển bao gồm Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển Đông Phi.
Trong tuyên bố chung được đưa ra tại COP26, các nước trên nêu rõ việc đầu tư vào các dự án năng lượng liên quan đến hóa thạch ngày càng tiềm ẩn rủi ro kinh tế và xã hội. Các nước này cam kết đến cuối năm 2022 sẽ ngừng cung cấp thêm sự hỗ trợ công trực tiếp cho các dự án năng lượng khai thác từ nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài mà không sử dụng công nghệ để thu hồi khí thải CO2. Điều này sẽ bao gồm các dự án than, dầu và khí đốt mà không sử dụng công nghệ để thu hồi CO2. Tuy nhiên, thỏa thuận này cho phép miễn trừ một số trường hợp nhất định song phải bảo đảm tuân thủ mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu.
Nhiều quốc gia đã cam kết ủng hộ mục tiêu đưa phát thải ròng về 0, như Ấn Độ cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2070; Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết đạt mục tiêu này vào năm 2050.
Một trong những cam kết quan trọng nhất đã đạt được đến lúc này tại COP26 là khoảng 450 ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà đầu tư trên toàn thế giới đã cam kết sẽ đặt vấn đề hạn chế biến đổi khí hậu làm trọng tâm trong hoạt động của mình. Trong tuyên bố được đưa ra trong khuôn khổ COP26, nhóm các tổ chức tài chính khẳng định sẽ thực hiện một cách công bằng phần trách nhiệm của ngành tài chính trong nỗ lực toàn cầu giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhóm các công ty và ngân hàng tham gia cam kết nói trên có tổng giá trị vốn lên tới 130.000 tỷ USD (tương đương 40% vốn toàn cầu). Đặc phái viên khí hậu của Liên hợp quốc Mark Carney, chủ trì hội nghị bàn tròn của GFANZ- Liên minh Tài chính vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0 (Net Zero) trong khuôn khổ COP26, ước tính số tiền đầu tư trong 3 thập kỷ tới là khoảng 100.000 tỷ USD.
Theo nhận định của giới phân tích, từ nay cho đến lúc kết thúc COP26 vào ngày 12/11, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể tìm ra cách thức giải quyết những vấn đề còn tồn tại kể từ khi ký Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu năm, thúc đẩy các nỗ lực nhằm khống chế nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tin liên quan
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khai mạc Khóa họp lần thứ 56 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
08:33 | 19/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics