Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam
![]() |
Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Đà Nẵng là 5 thành phố tiềm năng đi đầu để triển khai Smart city. |
Xác lập tư duy mới, hình thái mới cho bất động sản
Phát triển đô thị thông minh (Smart city) là vấn đề được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Năm 2018, Việt Nam đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu đề ra của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị.
Định hướng đến năm 2030 hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Đình Tùng, Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 1 (2018-2025), giai đoạn nghiên cứu, thảo luận và thử nghiệm các tiêu chí, mô hình Smart City, nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức để tìm ra hướng đi và xác định các thách thức cần giải quyết.
Đến cuối năm 2024 Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chí để đánh giá thế nào đô thị thông minh. Trong giai đoạn 1 đã có một đề án nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Hàn Quốc dự thảo tiêu chí để thử nghiệm tại các tỉnh, thành.
"Giai đoạn này đã tạo ra một tư duy mới, hình thái mới cho bất động sản, nhưng giai đoạn này cũng gặp nhiều thách thức như vướng mắc trong việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh… Do đó, các nhà đầu tư bất động sản nói riêng và chuỗi cung ứng của ngành xây dựng nói chung gặp nhiều thách thức trong triển khai Smart city trong thực tế", ông Trần Đình Tùng cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh, giai đoạn 2 (2025-2030) tầm nhìn đến 2045 được xem là giai đoạn đột phá và triển khai thành công Smart city tại Việt Nam.
Đòn bẩy, động lực thúc đẩy thành công mô hình Smart city
Lý giải việc giai đoạn 2 sẽ là giai đoạn đột phá và triển khai thành công mô hình này, ông Trần Đình Tùng nhấn mạnh "cú hích đặc biệt" đến từ Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, cùng với đó là các Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá về KHCN, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; nghị quyết số 66-NQ/TW – về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
"Cú hích này sẽ tạo ra cơ hội rất tốt, tạo ra môi trường bình đẳng giúp kết nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào hạ tầng đô thị thông minh tại Việt Nam. Các nghị quyết này là đòn bẩy, động lực để thúc đẩy thành công mô hình Smart city tại Việt Nam", ông Tùng nhấn mạnh.
![]() |
Ông Trần Đình Tùng, Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Việt Nam. |
Đồng thời, chuyên gia cũng cho rằng, quá trình tinh giản bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành cũng tạo không gian thông thoáng để triển khai Smart city.
"Đặc biệt, có 5 thành phố rất tiềm năng, có thể đi trước để triển khai Smart city trong giai đoạn 2025-2030 là Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Đà Nẵng", ông Tùng thông tin.
Bên cạnh đó, về công nghệ lõi để triển khai Smart city, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đã phát triển thành công như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và có nhiều tiềm năng hợp tác để hình thành nên những đô thị thông minh.
Theo ông Tùng, hiện nay Hàn Quốc đã kết hợp với Bộ Xây dựng Việt Nam thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng, mục đích là nghiên cứu đưa công nghệ hay của các nhà đầu tư, kinh nghiệm của Hàn Quốc về triển khai thực tiễn ở Việt Nam, tạo ra những Smart city mang bản sắc Việt.
"Nhờ có tiên phong về công nghệ của các nhà đầu tư Hàn Quốc, cộng với đó là hệ thống các nghị quyết quan trọng về hợp tác quốc tế, thể chế pháp lý sẽ tạo niềm tin, qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam", ông Tùng nói.
Trong đó, về nguồn vốn, Nghị quyết 68 cũng quy định sẽ tạo thông thoáng cho các quỹ đầu tư quốc tế vào Việt Nam một cách công bằng, điều này sẽ giúp thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Chia sẻ về việc địa phương nào sẽ có cơ hội để được lựa chọn triển khai dự án đô thị thông minh đầu tiên, bà Phạm Thị Thúy An, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Đô thị Văn hóa Công nghiệp Hội tụ (CICON) Việt Nam 2025 cho biết, điều này phụ thuộc vào việc tương thích với công nghệ chuyển giao của Hàn Quốc cho Việt Nam.
Theo nhận định, những địa phương "gọn gàng, năng động và trẻ" như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ dễ dàng tiếp cận dự án đô thị thông minh TP.HCM.
Bà An cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam cần có chiến lược đón đầu trong xây dựng đô thị thông minh.
Trong bối cảnh thị trường đô thị thông minh toàn cầu mới chỉ có một vài quốc gia nổi bật, Việt Nam có thể ứng dụng toàn diện nhiều công nghệ tiên tiến như IoT, AI, Blockchain để hình thành những đô thị thông minh mang bản sắc Việt, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo định hướng này, Việt Nam không lựa chọn một nhà đầu tư hay công nghệ duy nhất, mà đóng vai trò “chủ nhà”, thiết kế một sân chơi mở cho nhiều bên cùng tham gia. Mô hình này vừa tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, vừa là cơ hội để đội ngũ nhân lực trong nước tiếp cận và làm chủ các công nghệ cốt lõi của một mô hình thành phố thông minh…
Cần khẳng định Việt Nam là đối tác chiến lược cho các dự án đô thị thông minh
Về nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đô thị thông minh, các chuyên gia ước tính mỗi mô hình đô thị thông minh sẽ cần nguồn vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD để triển khai toàn diện. Như vậy, cần tối thiểu 1 tỷ USD để triển khai 5 dự án trọng điểm tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Chia sẻ về các giải pháp tài chính để thu hút nguồn vốn này, ông Vincent Phạm, Chủ tịch Quỹ IOTA Capital cho biết sẽ thành lập nền tảng giao dịch đô thị thông minh, nền tảng này sẽ hỗ trợ đa ngôn ngữ với danh sách các dự án trọng điểm, mẫu đăng ký cho nhà đầu tư quốc tế, có hướng dẫn pháp lý, thông tin liên hệ và bộ phận hỗ trợ trực tuyến…
"Chúng tôi sẽ lựa chọn 5 dự án tiêu biểu có tầm ảnh hưởng cao tại các đô thị đã được công bố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ninh. Các dự án này sẽ được sử dụng như hình mẫu đầu tư có khả năng nhân rộng", ông Vincent Phạm cho biết.
![]() |
Ông Vincent Phạm, Chủ tịch Quỹ IOTA Capital |
Về cấu trúc vốn, các dự án sẽ sử dụng mô hình đối tác công tư (PPP) kết hợp với các cam kết bảo lãnh, hỗ trợ tài chính từ Chính phủ để lấp khoảng trống tài chính (nếu có).
Đồng thời, đảm bảo minh bạch và tính dự đoán trong quy trình đấu thầu, triển khai thu hồi vốn, đơn giản hóa thủ tục đầu tư thông qua nền tảng số hóa…
Nhấn mạnh các dự án sẽ thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, ông Vincent Phạm cho biết, sẽ hướng đến nhóm quốc gia từ Đông Nam Á gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia, những quốc gia dẫn đầu về hạ tầng và đô thị thông minh. Đây đồng thời cũng là những quốc gia đầu tư FDI hàng đầu tại Việt Nam. Nhóm hai là cái nhóm châu Âu như Đức, Hà Lan, Pháp…
"Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình không chỉ là điểm đến đầu tư, mà còn là đối tác chiến lược cho các dự án đô thị thông minh, hướng tới tương lai, minh bạch khả năng đầu tư và định hướng phát triển bền vững toàn cầu. Đó chính là chìa khóa để mở ra dòng vốn quốc tế trị giá hàng tỷ USD", ông Vincent Phạm nhấn mạnh.
Nhấn mạnh đô thị thông minh là mô hình quản trị hiện đại, mở ra một hình thái phát triển mới cho ngành bất động sản Việt Nam, từ bất động sản truyền thống thành bất động sản kiểu mẫu, ông Trần Văn Tùng cho biết, nếu giải quyết được nút thắt Smart city sẽ lan tỏa kéo theo sự tăng trưởng của hàng loạt ngành nghề phụ trợ đi cùng như các ngành dịch vụ, hạ tầng…
Điều này tạo động lực tăng trưởng cho ngành bất động sản và các ngành nghề khác, qua đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số cho Việt Nam trong thời gian tới.
Chia sẻ thêm về việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai thành công đô thị thông minh tại Việt Nam, bà Phạm Thị Thúy An cho biết: "Sau khi tổ chức Diễn đàn CICON 2025 vào giữa tháng 4/2025, chúng tôi kết nối những đề án, những định hướng phát triển mới của Nhà nước trong đó nổi bật là đề án đô thị thông minh để tạo ra sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong tái cấu trúc lại bất động sản ở Việt Nam, nhờ đó chúng ta sẽ có nguồn lực vốn FDI đổ vào Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ kết nối để giúp ích cho các DN Việt tận dụng cơ hội này để làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài".
Tin liên quan

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Hút doanh nghiệp bằng sự thân thiện
08:44 | 21/07/2025 Hải quan

Bài 2: Niềm tin được củng cố, loạt dự án đổ bộ giải "cơn khát" nguồn cung
08:54 | 21/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể bứt phá, vì sao?
13:45 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Đã hoàn thành 35.631 căn nhà ở xã hội trong nửa đầu năm
07:46 | 21/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi, tiêu hủy 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
17:53 | 19/07/2025 Tiêu dùng

Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025
10:14 | 19/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả
19:21 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Việt Nam - Thị trường y dược tỷ đô
19:18 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giá xăng đồng loạt giảm sau 15h, xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:03 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ
14:15 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số
08:55 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bài 1: Những "cú hích" thể chế kích thích dòng vốn đổ vào thị trường bất động
12:24 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa
11:23 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng
20:50 | 14/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp
22:30 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
18:20 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Hải quan, doanh nghiệp ở Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Hải quan khu vực IX thu ngân sách đạt 2.560 tỷ đồng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

Hải quan, doanh nghiệp ở Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3

Hải quan khu vực IX thu ngân sách đạt 2.560 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Hút doanh nghiệp bằng sự thân thiện

Hải quan Vạn Gia niêm yết thủ tục hành chính bằng mã QR

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số

Hải quan chủ động ứng phó bão số 3

Doanh nghiệp ngành xây dựng vượt kế hoạch lợi nhuận

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Gặp mặt, tặng quà thương binh, con liệt sĩ

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Bài 1: Cải cách toàn diện thuế TNCN: Đảm bảo công bằng, bao quát đầy đủ nguồn thu

Thủ tục tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công trong lĩnh vực hải quan

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai sắp xếp bộ máy ngành Thuế

Thủ tục thuế đối với tổ chức, cơ quan nhà nước sắp xếp theo chính quyền 2 cấp

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Quảng Ngãi: Ngăn chặn đưa ra thị trường hơn 70 con lợn bệnh tả lợn Châu Phi

Thu hồi, tiêu hủy 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
