Nhiều ý kiến băn khoăn về dự án đường cao tốc Bắc – Nam
Sao không đầu tư cho đường sắt cao tốc?
Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) việc đầu tư cho hạ tầng để phục vụ phát triển là cần thiết. Nhưng việc lựa chọn dự án đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam cần được cân nhắc cẩn trọng. Với địa hình trải dài như nước ta, đại biểu đề nghị nên lựa chọn đầu tư cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam thay vì đầu tư cho đường bộ.
Đại biểu là nhà sử học lấy ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà từ hơn 100 năm trước khi thực dân Pháp bắt đầu đặt chân lên nước ta đã lựa chọn việc xây dựng đường sắt và bây giờ vẫn phát huy hiệu quả.
Việc tập trung cho phát triển đường sắt cũng là quan điểm được đại biểu Trần Sỹ Thanh (Lạng Sơn) đồng tình. Đại biểu lập luận, việc xây dựng cả một tuyến cao tốc dài hàng nghìn km phải tính vào hiệu quả thực tế. Bởi có những đoạn qua khu vực miền Trung tương đối hẹp nhưng đã có Quốc lô 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh. Trong khi nhiều khu vực khác như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên hay Tây Bắc hệ thống giao thông còn hạn chế. Vì vậy, đại biểu đề nghị, nếu làm đường cao tốc nên cân nhắc lựa chọn tuyến kết nối các khu vực này để kéo Đồng bằng sông Cửu Long, hay Tây Nguyên về gần trung tâm kinh tế là TP.HCM…
Việc lựa chọn dự án đầu tư cũng là quan điểm của đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình). Ông Nguyễn Phương Tuấn cho biết, gần đây bản thân đã trực tiếp đi xuyên suốt trục đường bộ Bắc – Nam (một lần ban ngày và một lần ban đêm) và nhận thấy trên tuyến chỉ có một số đoạn có mật độ giao thông, phương tiện nhiều là Vinh (Nghệ An)- Hà Nội hay Ninh Thuận- TP.HCM. Do đó, cần cân nhắc lựa chọn các tuyến đầu tư trước.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) cho rằng: Một quốc gia lựa chọn phát triển công nghiệp và du lịch thì việc đầu tư kết cấu hạ tâng giao thông đồng bộ, hiện đại là vô cùng cần thiết. Chính phủ đã triển khai rất nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biẹt là đường bộ. Dư luận xã hội đặt vấn đề rất nhiều xung quanh các dự án BOT. Một dự án muốn hiệu quả phải hết sức công khai minh bạch, đặc biệt trong khâu đấu thầu, đấu giá vì nhiều dự án chỉ định thầu, tính minh bạch rất thấp, bởi ngoài vốn Nhà nước thì vốn ngoài xã hội rất lớn.
Mặt khác, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án BOT về hạ tầng này là rất khó khăn, như vậy để thu hút đầu tư chỉ có nhà đầu tư trong nước. “Mỗi dự án thấp cũng vài ngàn tỷ đồng, cao thì mười mấy ngàn tỷ đồng và để có tối thiểu 15% tổng vốn theo quy định thì một nhà đầu tư sẽ không đủ sức mà phải nhiều nhà đầu tư. Để có vốn thì sẽ phải có sự tham gia của ngân hàng. Nhưng với các dự án BOT vừa qua, các ngân hàng đánh giá đầu tư dự án BOT có rủi ro cao và đã hạn chế xem xét cho vay các dự án BOT. Do đó, cần phải tính toán phương án huy động hợp lý, thay thế”- đại biểu là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại CP Vietinbank nói.
Không có chỉ định thầu
Đó là ý kiến của tân Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) khi thảo luận về dự án này. Liên quan đến 8/11 dự án trong giai đoạn này được đề nghị đầu tư theo phương thức BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ tổ chức đấu thầu công khai, không chỉ định thầu như trước.
“Hiện nguồn vốn ít nền cần phải tạo ra đột phá. Vì muốn tạo ra sự đột phá đó, Chính phủ nghiên cứu xây dựng các tuyến đường cao tốc, nhất là cao tốc Bắc- Nam. Muốn đất nước phát triển bền vững, ngân sách dồi dào, muốn tỉnh giàu hỗ trợ cho tỉnh nghèo, muốn dăm ba năm có ngân sách để hỗ trợ các tỉnh còn khó khăn thì không có cách nào khác là phải ủng hộ làm đường cao tốc. Có trục đường này mới tạo ra động lực phát triển kinh tế lớn”- ông Nguyễn Văn Thể nói.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Quảng Bình) nêu quan điểm nên sớm thực hiện dự án, làm sớm được chừng nào thì tốt bấy nhiêu. Bởi dự án cũng đã đặt ra được các cơ chế để chống thất thu, tiêu cực cũng như các nguy cơ có thể nảy sinh tham nhũng. “Đây sẽ là động lực để phát triển kinh tế. Phương thức huy động vốn như thế cũng là phù hợp. Chia sẻ lợi ích và rủi ro, nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà đầu tư”- đại biểu đoàn Quảng Bình nêu quan điểm. Đồng thời đại biểu đề nghị khi thực hiện dự án phải lấy ý kiến người dân để tạo ra sự công khai, minh bạch.
Trong khi đó, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, vừa qua, báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội việc tổng kết thực hiện các dự án BOT giao thông thời gian qua và chỉ rõ các hạn chế, bất cập, giải pháp khắc phục trước khi thực hiện dự án cao tốc Bắc Nam.
Ngoài ra, một số ý kiến lo lắng về việc đội vốn của dự án, bởi suất đầu tư chỉ 181,5 tỉ đồng/km, thấp hơn nhiều so với các dự khác như cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh) 650 tỉ đồng/km, hay cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (Đồng Nai) 479 tỉ đồng/km...
Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo Quốc hội nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Theo Tờ trình của Chính phủ, lộ trình dự kiến các đoạn tuyến được đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 có tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua 13 tỉnh. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 – 2020, khoảng 118.716 tỉ đồng. Trong đó, Chính phủ đề nghị bố trí vốn ngân sách khoảng 55.000 tỉ đồng cho công tác lập thiết kế, giải phóng mặt bằng... Nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 63.716 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 12.743 tỉ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỉ đồng. |
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics