Nhiều sản phẩm Hàn Quốc bị vi phạm nhãn hiệu
Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị vi phạm SHTT
Theo đại diện Cục Sáng chế Hàn Quốc, đến nay Việt Nam và Hàn Quốc đã bước vào năm thứ 25 thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, thương mại hai nước đã có sự phát triển hơn 40 lần. Hiện tại Việt Nam là quốc gia giao thương với Hàn Quốc nhiều nhất trong số các nước ASEAN. Hàng hóa của Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chiếm 15% tổng lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu. Vốn đầu tư của các DN Hàn Quốc vào Việt Nam khoảng trên 50 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, năm 2015, Hiệp định thương mại tự do Việt – Hàn có hiệu lực, giao thương hai nước phát triển tích cực, thương mại ngày càng tăng.
Trên thực tế, tại Việt Nam, hiện rất nhiều sản phẩm của Hàn Quốc đang được lưu thông trên thị trường và được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn. Nhưng ngày càng nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả và số lượng hàng giả lưu thông trên thị trường tăng lên. Vì vậy, việc ngăn chặn hàng giả lưu thông trên thị trường từ các cơ quan thực thi đang là vấn đề các DN Hàn Quốc mong muốn.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, cố vấn DN, Tập đoàn CJ tại Việt Nam cho biết, nhiều sản phẩm hạt nêm, bột chiên xù, mỹ phẩm của CJ bị vi phạm nhãn hiệu như Beksul, Dasida, Olive Young… và xâm phạm bản quyền liên quan đến phim ảnh. Tương tự, các sản phẩm của Tập đoàn Dorco, Amo-re Pacific, Orion, Hyundai… cũng đang bị vi phạm nhãn hiệu ngày càng nhiều.
Ông Vũ Xuân Bính, Phó Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả, Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, những mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền là những mặt hàng tiêu dùng phổ biến, thiết yếu trên thị trường. Theo thống kê, năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ 4.868 vụ vi phạm liên quan đến SHTT, năm 2016 là gần 4.700 vụ. Trong đó, các mặt hàng chủ yếu bị vi phạm là thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, linh kiện ô tô, điện tử, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Tuy nhiên, theo ông Bính, đây mới chỉ là số liệu thống kê của lực lượng Quản lý thị trường, trên thực tế số lượng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn lớn hơn rất nhiều và ngày càng đáng lo ngại.
Nhiều bất cập
Trong khi đó, hiện nguồn lực thực thi quyền SHTT, chống hàng giả, hàng nhái còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như thiếu nhân lực; ở nhiều địa phương, nhất là các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm xử lý vụ việc. Đồng thời, trong thực thi quyền SHTT, chống hàng giả đòi hỏi kinh phí, cơ sở vật chất rất lớn như: Kinh phí giám định, thiết bị, kho chứa chuyên dụng… Thế nhưng, thực tế hiện đang gặp khó khăn. Chẳng hạn như hàng thực phẩm, vật tư nông nghiệp khó khăn trong xử lý, bảo quản dẫn đến xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT không hiệu quả. Mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm có những tiêu chuẩn riêng về bảo quản nhưng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác chưa đáp ứng được nên khi phát hiện, bắt giữ vi phạm phải gửi lại ở kho chứa của DN vi phạm. Điều này rất rủi ro trong xử lý vi phạm, ông Bính cho biết thêm.
Ngoài ra, theo các đại biểu, hiện cơ chế thực thi giữa các lực lượng chức năng còn chồng chéo, công tác phối hợp hiệu quả chưa cao. Cơ sở pháp lý, chế tài răn đe chưa cao, ví dụ xâm phạm quyền để truy tố còn khó khăn, mặc dù quy định trên 30 triệu đồng là xử lý hình sự nhưng còn khó khăn như xác định dấu hiệu vi phạm hình sự như các cơ sở nhỏ lẻ, giám định… Hiện việc xử lý hình sự, dân sự còn ít, chủ yếu là xử lý hành chính. Trong thời gian qua rất nhiều vụ việc bế tắc không xử lý được do các cơ chế, thủ tục.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai cho biết, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, khi DN phát hiện sản phẩm bị vi phạm SHTT, hiện DN vẫn phải tự thân vận động trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, phát hiện, gửi thư yêu cầu đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm. Cái khó là một số đối tượng vi phạm vẫn không hiểu về Luật SHTT, không tuân thủ và đặc biệt là chế tài chưa đủ mạnh để mang tính răn đe.
Mặt khác, theo các đại biểu, ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của DN còn rất thấp. Trong đó, có không ít DN nước ngoài còn bỡ ngỡ với vấn đề này. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trong 2-3 năm gần đây, những sản phẩm mà DN Hàn Quốc bị vi phạm chủ yếu gặp phải là vi phạm về nhãn hiệu. Ví dụ vi phạm nhãn hiệu Hyundai dùng cho máy hàn, nhãn hiệu Samsung dùng trong máy lọc nước… Vì vậy, ông Hồng lưu ý các DN Hàn Quốc bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu chính cũng cần đăng ký nhãn hiệu phòng vệ.
Theo đó, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần phối hợp tốt với các DN trong công tác tuyên truyền để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho các DN. Bởi tính chủ động của DN mới là yếu tố quan trọng trong việc chống hàng giả, xâm phạm quyền.
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics