Nhiều nước ASEAN “chạy đua” phát hành trái phiếu xanh
"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN | |
Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về phát triển nợ xanh | |
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được giảm phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm lần đầu |
Nhà máy điện Mặt trời tại Thái Lan được đầu tư từ trái phiếu xanh |
Nhiều nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phát hành trái phiếu xanh (trái phiếu phát triển bền vững) để tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lượng trái phiếu xanh đang lưu hành tại các thị trường chủ chốt ở ASEAN và Đông Á đạt 478,7 tỷ USD vào cuối tháng 3/2022, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo trên, ASEAN và Đông Á chiếm 18,1% tổng lượng trái phiếu xanh đang lưu hành trên toàn cầu, chỉ sau châu Âu. Giá trị trái phiếu xanh lên tới 333,6 tỷ USD tính đến cuối quý 1/2022, chiếm 69,7% lượng trái phiếu phát triển bền vững trong khu vực.
Chính phủ Thái Lan đã phát hành trái phiếu phát triển bền vững vào năm 2020, chủ yếu nhằm hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Kể từ đó, phát hành trái phiếu phát triển bền vững từ các công ty tư nhân tăng từ mức 10,12 tỷ baht (286,1 triệu USD) vào năm 2018 lên mức 153 tỷ baht vào năm 2021.
Hồi tháng 2 vừa qua, Singapore thông báo các cơ quan chính phủ sẽ phát hành 35 tỷ USD Singapore trái phiếu xanh từ nay đến năm 2030 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công thân thiện với môi trường nhằm mang lại lợi ích môi trường lâu dài cho các thế hệ cư dân hiện tại và tương lai.
Sau khi công bố Lộ trình Tài chính Bền vững vào năm 2021, Philippines vào đầu năm nay đã phát hành trái phiếu xanh đầu tiên của mình, trong đó một phần để “tài trợ cho các dự án giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Cụ thể, Philippines đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu xanh với thời hạn 25 năm vào tháng 3 và tiếp tục phát hành 70,1 tỷ yen (600 triệu USD) trái phiếu xanh với nhiều kỳ hạn cho thị trường Nhật Bản vào tháng 4 vừa qua.
Tương tự, Malaysia và Indonesia đã có nhiều đợt phát hành trái phiếu Hồi giáo (susuk) xanh. Năm 2017, Malaysia đã phát hành sukuk xanh để tài trợ cho các dự án nhà máy điện Mặt Trời quy mô lớn. Theo Ủy ban Chứng khoán Malaysia, từ năm 2017 đến cuối năm 2021, các tập đoàn của nước này đã phát hành hơn 8,3 tỷ ringgit (1,9 tỷ USD) sukuk xanh, trở thành nhà phát hành susuk xanh lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia đã phát hành 6,3 tỷ USD trái phiếu xanh từ năm 2018 - 2021.
So với châu Âu, các nước ASEAN vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong trung hạn. Do đó, các hoạt động chuyển đổi carbon thấp từ các nhiên liệu này như khí đốt tự nhiên nhiều khả năng được đưa vào bảng phân loại khu vực. Điều này trở thành thách thức đối với việc hài hòa các chương trình nghị sự bền vững của hai khối. Trong khi các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu thường được coi là chuẩn mực, các nước thành viên ASEAN đang tìm ra con đường đi riêng của mình để đóng góp vào hành động khí hậu.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics