"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN
Nhiều quốc gia đang nhanh chóng tăng công suất năng lượng tái tạo |
Các nước ASEAN có thể kết hợp các nguồn năng lượng Mặt Trời to lớn với khả năng sản xuất tiên tiến để sản xuất xe điện và lưu trữ năng lượng pin, khiến khu vực này tiềm năng dẫn đầu quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch.
Sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhiều nước ASEAN điều chỉnh kế hoạch phát triển điện năng để đưa vào các cam kết đầy tham vọng về khử carbon trong lĩnh vực sản xuất điện. Các nước ASEAN đã nhất trí tạo ra ít nhất 23% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025. Đây là những bước đầu tiên quan trọng, nhưng chúng vẫn chưa đủ để tối đa hóa lợi ích tiềm năng của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo. Để đạt mục tiêu khử carbon trong toàn bộ hệ thống năng lượng, các nước ASEAN sẽ cần phối hợp với nhau, xây dựng lòng tin cũng như đối thoại.
Một nghiên cứu về khả năng sẵn sàng cho năng lượng tái tạo trên toàn khu vực nêu rõ những thách thức và cơ hội trong việc đạt được mạng lưới tích hợp năng lượng tái tạo giữa các nước ASEAN. Dự báo, năng lượng tái tạo tập trung và phân tích dữ liệu là rất quan trọng để tích hợp điện Mặt Trời và phong điện ở quy mô lớn nhưng nhiều quốc gia thiếu các dự báo cần thiết để đảm bảo vận hành lưới điện thông suốt.
Cải thiện các thị trường và các hệ thống là cần thiết do khả năng điều chuyển đa dạng từ Lào đến Singapore. Các khoản đầu tư phù hợp với các mục tiêu khử carbon nhưng để đưa các công nghệ này vào hoạt động, cần phải có sự đầu tư phối hợp để tạo điều kiện cho các công nghệ như hệ thống lưu trữ, truyền tải, dự báo và tín dụng năng lượng. Một rào cản là khu vực thiếu các trung tâm nghiên cứu siêu máy tính có thể dự báo và tối ưu hóa các hệ thống điện mới. Đầu tư, đào tạo và chia sẻ kiến thức toàn cầu có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.
Bên cạnh đó, hydro xanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí tự nhiên, được nhiều nước ASEAN nhập khẩu. Các quốc gia trong khu vực có thể sử dụng điện để xây dựng các công nghệ điện phân mới phục vụ nhu cầu năng lượng công nghiệp trong khi ngành điện của họ giảm lượng phát thải carbon. Điều này có thể cho phép sản xuất năng lượng nội địa hóa nhiều hơn trong khi xây dựng thêm cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Từ quan điểm hoạch định kế hoạch quốc tế, hợp tác là chìa khóa để đạt được những mục tiêu này. Các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để tránh các thảm họa sinh thái do phụ thuộc vào thủy điện. Việc nâng cao năng lực lưu trữ năng lượng pin và sử dụng xe điện cũng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, sự phối hợp về lưu trữ năng lượng và truyền tải hệ thống điện sẽ là điều cần thiết để phát triển mạng lưới điện carbon thấp trên khắp Đông Nam Á.
Tin liên quan
Thử thách và cơ hội đối với Chủ tịch ASEAN 2025
07:37 | 08/12/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics