Nhiều mặt hàng được làm giả ở nước ngoài và "tuồn" về Việt Nam
32 nhóm ngành hàng bị làm giả
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào các nhóm hàng may mặc, thời trang, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón… Các mặt hàng này chủ yếu được làm giả từ nước ngoài và vận chuyển trái phép vào Việt Nam bán cho các cơ sở lén lút gia công, đóng gói, sản xuất ngay trong nước.
Theo đó, đối tượng chủ yếu tìm mua các loại hàng hóa, nguyên liệu bán thành phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, chất lượng, xuất xứ và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tổ chức đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, dán nhãn và cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm này được bán trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ, nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết có đến 32 nhóm ngành hàng bị làm giả, từ điện lạnh, rượu bia, nước giải khát cho đến thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nuôi trồng thủy sản...
Ví dụ, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều mặt hàng giả thuốc thú ý, nuôi trồng thủy sản… qua biên giới ập vào gây nguy hiểm cho nước ta.
Nguyên nhân của tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp đã được nói đến rất nhiều như: Điều kiện địa hình, giá cả, chất lượng hàng hóa trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, do lợi nhuận cao, các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoạt động ngày càng tinh vi…
Về khâu quản lí, theo Bộ Công Thương, việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn chưa nghiêm túc, còn có hiện tượng bao che, tiếp tay cho việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Công tác kiểm tra, xử lí hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp, cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả của các nhà sản xuất, chủ sở hữu; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lí vi phạm.
Hơn thế, kết quả giám định là cơ sở để cơ quan thực thi xử lí hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng theo ông Bảo, việc kiểm soát, giám định cũng là một vấn đề, mỗi giám định mỗi kiểu và mỗi lần giám định cho kết quả khác nhau.
Xử lí người đứng đầu?
Trong lễ kỉ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái được tổ chức cuối tháng 11/2016, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã khẳng định, diễn biến hàng giả, hàng nhái phức tạp đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các cấp, ngành, chính quyền địa phương, của hiệp hội và doanh nghiệp.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ tiếp tục chủ động, thường xuyên rà soát chính sách, pháp luật liên quan, kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở, khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khung pháp lý đầy đủ, vững chắc để thuận lợi cho thực thi công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng sẽ được thực hiện như thế nào để xử lí tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được dự báo ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Trong một văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vấn đề này do ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương kí mới đây có nêu ra một số giải pháp trong đó có việc chỉ đạo lực lượng Quản lí thị trường kiểm tra, kiểm soát, xử lí vi phạm thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung mặt hàng phân bón, hàng may mặc, thời trang, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm…
Được biết, Bộ Công Thương đã tổ chức kiểm tra mặt hàng phân bón từ ngày 15/3 đến hết tháng 9 và chia thành 3 đợt: Đợt kiểm tra thứ nhất bắt đầu từ ngày 15/3 đến ngày 15/4, đợt kiểm tra thứ hai bắt đầu ngày 1/5 đến tháng 7, đợt kiểm tra thứ 3 bắt đầu từ cuối tháng 8 đến tháng 9.
Trên thực tế, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, các vướng mắc về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cũng là một khó khăn không nhỏ cho việc kiểm tra, kiểm soát và xử lí vi phạm của các lực lượng chức năng. Do đó, hiện Bộ Công Thương đang hoàn thiện, trình ban hành đúng thời hạn Đề án chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại một số địa bàn trọng điểm (Đề án 8) theo phân công của Chính phủ.
Một biện pháp khác được Bộ này nêu ra là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kéo dài hoặc nghiêm trong trên địa bàn thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm; thực hiện luân chuyển công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics