Nhân tố giúp Trung Quốc duy trì vị thế cường quốc công nghiệp
![]() |
Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí cường quốc công nghiệp |
Chuyên gia Tsai Fan đã chỉ ra một xu hướng tương tự ở Trung Quốc hiện nay khi tỷ trọng ngành công nghiệp giảm liên tục. Nếu như năm 2006, khu vực công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm 42% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì đến năm 2019, con số này giảm xuống còn 32%. Trong khi đó, tỷ trọng sản xuất công nghiệp trực tiếp thậm chí còn thấp hơn, ở mức dưới 28%. Những tín hiệu kinh tế tích cực sau đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 đã không cải thiện được vị thế của ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành định hướng xuất khẩu, bởi vì khác với Trung Quốc, nhiều quốc gia vẫn chưa thể vượt qua đại dịch này và tương ứng, chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Điều này đã làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc. Hậu quả là tại chính Trung Quốc, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đang giảm.
Trung Quốc từ lâu đã giữ danh hiệu công xưởng sản xuất toàn cầu. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nước này đã có thể xây dựng cơ sở công nghiệp phát triển nhất thế giới và các chuỗi cung ứng liên kết với sản xuất. Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ), năm 2018, Trung Quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới, chiếm 28,4% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu. Vị trí thứ hai do Mỹ nắm giữ, nhưng thị phần của họ chỉ gần một nửa so với Trung Quốc.
Mỹ đã từng là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghiệp, nhưng khi nền kinh tế phát triển và mức sống trung bình trong nước tăng lên, các doanh nghiệp Mỹ, để cắt giảm chi phí, bắt đầu chuyển sản xuất sang các nước có lao động rẻ hơn, đặc biệt là Trung Quốc. Ngược lại, đến lượt mình, Mỹ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và tài chính, dự tính rằng tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế tiêu dùng. Trên thực tế, được hình thành trong thời kỳ bùng nổ công nghiệp, tầng lớp trung lưu hùng mạnh của Mỹ đã bắt đầu bị xói mòn.
Theo chuyên gia, Trung Quốc cần duy trì vị thế là một cường quốc công nghiệp, vị thế này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc và người dân trong nước, mà còn nâng cao đáng kể hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 nêu rõ Trung Quốc cần duy trì tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP ở mức ổn định và thậm chí tăng lợi thế cạnh tranh của ngành. Nhiều chương trình mục tiêu phát triển của Trung Quốc, bao gồm “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”, “Tiêu chuẩn Trung Quốc năm 2035” cũng nhằm mục đích chính hướng đến tăng cường tiềm năng công nghiệp và đổi mới của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cần phải duy trì sự cân bằng giữa đường lối “bên trong” và “bên ngoài”, đảm bảo thị trường nội địa phát triển tốt, tăng cường sản xuất và khu vực dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa cải cách và tăng cường mở cửa với thế giới bên ngoài để kích thích sự phát triển.
Tại Mỹ, chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden cũng đang kêu gọi các công ty Mỹ tạo việc làm và sản xuất sản phẩm trên lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, xu hướng này cực kỳ khó đảo ngược. Hiện giờ, hầu hết các công ty Mỹ đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc, bất chấp những khó khăn chính trị. Nếu không, họ sẽ chọn cách như Apple đang làm, đó là chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. So với đảo ngược hoàn toàn thì việc duy trì, mặc dù với tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ổn định tỷ lệ ngành công nghiệp trong GDP sẽ là phương hướng dễ dàng hơn nhiều.
Tin liên quan

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh
20:45 | 23/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD
11:15 | 23/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD
15:30 | 22/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với Hải quan khu vực III

Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Lĩnh vực "nóng" y tế triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả

Hải quan - Biên phòng Cẩm Phả phối hợp triển khai đợt cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Móng Cái bắt giữ, xử lý 31 vụ hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh

"Doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào đô thị thông minh tại Việt Nam"
