Nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai vào đúng lúc mùa dịch bệnh khác
Vẫn còn nguy cơ các ca mắc Covid-19 nhập cảnh song không đáng lo | |
Dù khó có làn sóng thứ 2 của dịch song người dân cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan |
Khi mọi người vẫn còn rất ý thức về virus SARS-CoV-2 thì các dịch bệnh lây nhiễm khác cũng đang phát triển, lan rộng. |
Giới chức y tế toàn thế giới đang theo dõi mức độ gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trong một làn sóng bùng phát thứ hai khi một số quốc gia bắt đầu hết thời gian giãn cách. Tại Đức, giới chức y tế cho biết chỉ số lây nhiễm, mà mỗi ca nhiễm có thể lây cho người khác một lần nữa, lại cao hơn 1, phản ánh sự gia tăng mới trong các ca nhiễm bệnh. Con số này cần phải ở mức dưới 1 để kiềm chế sự bùng phát dịch bệnh. Trong khi đó, Nga tiếp tục ghi nhận ngày 10/5 có mức tăng số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày.
Trên khắp châu Âu, nhiều quốc gia đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa. Pháp, quốc gia ghi nhận số lượng ca nhiễm tương tự như Đức nhưng có tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều (hơn 26.300 ca), đã cho phép đối tượng học sinh cấp thấp hơn quay lại trường học sau hai tháng nghỉ. Tuy nhiên, việc đến lớp là không bắt buộc. Tại Italy, các chủ khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, chủ các khu nghỉ dưỡng ven biển và nhiều người khác vốn phụ thuộc rất lớn vào kỳ nghỉ Hè đang nóng lòng muốn biết khi nào người dân có thể du lịch khắp đất nước. Trong khi đó, người dân tại một số khu vực ở Tây Ban Nha đã được tận hưởng những ghế ngồi hạn chế tại các quán bar, nhà hàng và một số khu vực công cộng khác từ ngày 11/5, dù Madrid và Barcelona, hai thành phố lớn nhất đất nước, vẫn bị phong tỏa.
Tại châu Á, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng hai con số lần đầu tiên trong vòng 10 ngày. Đáng chú ý là riêng tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, nơi vốn là tâm dịch ở Trung Quốc, đã ghi nhận 5 ca mới. Trong khi đó, thành phố Thư Lan ở tỉnh Cát Lâm đã phải ban bố phong tỏa sau khi ghi nhận 11 ca nhiễm trong nước liên quan đến một nhân viên giặt là. Tại nước láng giềng Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 34 ca nhiễm mới liên quan đến các hộp đêm, khiến những thành tích khó khăn lắm mới giành được của đất nước này chống lại Covid-19 bị đe dọa. Đây là lần đầu tiên trong khoảng một tháng qua những ca nhiễm mới trong ngày của Hàn Quốc vượt lên hơn 30 ca.
Trong khi thế giới vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được SARS-CoV-2, “mùa dịch bệnh” ở nhiều nơi đã bắt đầu quay trở lại.
Tại Indonesia, trong năm nay đã có khoảng 40.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 16% so với năm ngoái. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi hầu hết các bệnh viện tại đây đều đang phải ưu tiên các bệnh nhân Covid-19, khiến những bệnh nhân khác không được điều trị.
Châu Mỹ Latinh còn tồi tệ hơn khi chứng kiến số lượng ca mắc sốt xuất huyết cao kỷ lục trong năm 2019, và năm 2020 cũng đang trên đà tồi tệ như vậy. Các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn cũng được ghi nhận tại Singapore, Philippines, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Nepal.
Trong khi đó, Cộng hòa Dân chủ Congo đang oằn mình kiềm chế một đợt bùng phát dịch Ebola mới, vốn xuất hiện từ năm 2018. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hàng loạt ca nhiễm mới tại đây trong tháng 4. Tính đến ngày 5/5, đã có hơn 3.500 ca được xác định hoặc có khả năng nhiễm Ebola trong khu vực.
Các nhân viên y tế cũng đang phải chạy đua để tìm ra loại vaccine chống bệnh sốt vàng da tại Ethiopia, nơi mà dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 4 người hồi cuối tháng Tư vừa qua. Trong khi đó, Mexico và Burindu đang đối mặt với các đợt bùng phát dịch sởi lớn, còn Saudi Arabia thì tiếp tục chiến đấu với Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS)…
Tin liên quan
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
10:49 | 26/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
Xây dựng dữ liệu lớn giúp quản lý thuế hiệu quả
Quản chặt “khí cười”
“Cảnh giới” lực lượng chức năng để vận chuyển thuốc lá lậu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics