Ngoại giao con thoi sẽ đưa đàm phán Mỹ-Triều Tiên trở lại đúng hướng?
Hôm qua (13/12), Viện chiến lược an ninh quốc gia (INSS) của Hàn Quốc cảnh báo, Triều Tiên có thể tuyên bố chấm dứt đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ khi nước này triệu tập cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên vào cuối tháng.
| |
Một loạt các hoạt động ngoại giao con thoi đã được lên kế hoạch nhằm mục đích đưa các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều trở lại đúng hướng. Ảnh: Reuters |
Trước nguy cơ đó, dư luận quốc tế dự kiến sẽ đổ dồn mọi sự quan tâm vào chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày mai (15/12) của Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun. Dự kiến, trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới, Đặc phái viên Mỹ sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon và cùng nhiều quan chức khác của nước này. Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, chương trình nghị sự của chuyến thăm sẽ tập trung thảo luận chi tiết vào tình hình trên Bán đảo Triều Tiên gần đây, nhằm tìm kiếm sự tiến bộ trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.
Ngoài ra, một nỗ lực ngoại giao khác cũng sẽ rất đáng được chú ý ngay sau đó, chính là cuộc gặp Thượng đỉnh 3 bên Nhật – Trung – Hàn sắp diễn ra tại Trung Quốc. Cuộc gặp được phía Hàn Quốc xác nhận là sẽ bàn về cả vấn đề Triều Tiên – nơi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đang mong muốn Trung Quốc thể hiện nhiều vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo.
Các hoạt động ngoại giao con thoi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Triều thời gian qua đã “lời qua, tiếng lại” về sự bế tắc trong đàm phán hạt nhân. Bình Nhưỡng đã liên tiếp thử tên lửa và động cơ tên lửa, khi hạn chót mà nước này đưa ra cho Mỹ về việc thay đổi quan điểm đàm phán vào cuối năm nay sắp kết thúc. Mỹ cảnh báo Triều Tiên “có thể mất tất cả” nếu hành động khiêu khích, kêu gọi Bình Nhưỡng hãy suy nghĩ “cẩn trọng” trước khi hành động.
Tuy nhiên, trong 1 tuyên bố có phần tích cực hơn, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft mới đây cho biết, Mỹ đã sẵn sàng “linh hoạt” hơn trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên để đạt được mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên, Triều Tiên cũng cần phải tránh các hành động khiêu khích.
“Trong bối cảnh Mỹ đang có những chính sách ngoại giao mạnh mẽ với Triều Tiên, chúng tôi đã thấy những dấu hiệu đáng lo ngại sâu sắc rằng Bình Nhưỡng đang đi theo một hướng khác. Tôi xin được nói một cách rõ ràng rằng, Mỹ đã không yêu cầu Triều Tiên làm mọi thứ trước khi chúng tôi làm điều gì đó. Chúng tôi đã sẵn sàng để linh hoạt, nhưng chúng tôi không thể giải quyết vấn đề này một mình. Triều Tiên cần phải thực hiện phần trách nhiệm của mình, đồng thời phải tránh sự khiêu khích”.
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng nhấn mạnh Mỹ đang cố gắng nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng vì vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết thông qua thỏa thuận ngoại giao. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định "một cuộc chiến nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên sẽ rất khủng khiếp và không ai mong muốn điều đó xảy ra". Theo đó, ông cho rằng Mỹ sẽ sớm được thử thách sự cố gắng để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán và hy vọng Bình Nhưỡng không trở lại con đường trước đây./.
Tin liên quan
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics