Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - Ngoại giao vì con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc. Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia.
| |
Ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương. Ảnh: TTXVN |
Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trào đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".
Vào dịp sinh nhật Người, mỗi người dân đất Việt, ai cũng có những cảm xúc rất đặc biệt với Bác, không chỉ vì Người là vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà hơn cả là hình ảnh thân thương, sự giản dị thân tình ấm áp của Người khi còn sống đã dành cho chúng ta.
Là người từng công tác trong ngành ngoại giao (người phát ngôn Bộ Ngoại giao) và nay là lĩnh vực thông tin đối ngoại, ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương đã được nghe, được học nhiều điều, nhiều câu chuyện về Người.
Ông Lê Hải Bình là khách mời của VOV nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoại giao và tuyên truyền là hai ngành khó khăn và phức tạp
“Đối với mỗi người dân Việt Nam thì Bác Hồ luôn là một hình ảnh vừa vĩ đại mà vừa gần gũi, những mẩu chuyện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đều mang đến cho chúng ta những bài học quý giá. Riêng tôi rất vinh dự và tự hào được công tác trong hai ngành đã được Bác Hồ kính yêu sáng lập, rèn luyện và luôn luôn quan tâm. Người cũng trực tiếp hoạt động trong hai lĩnh vực này cho đến những năm tháng cuối đời của mình, thậm chí trong thời gian bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, ngay từ thời gian đó, Bác Hồ của chúng ta đã thực hiện hoạt động đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại một cách chủ động thường xuyên và luôn luôn vì lợi ích của đất nước. Ở ngành ngoại giao chúng tôi luôn nhớ mãi lời dạy của Bác, đó là: Thực lực là cái chiêng, còn ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn. Điều này thể hiện rất rõ quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước”- ông Lê Hải Bình chia sẻ.
| |
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. (Ảnh tư liệu) |
Đối với công tác tuyên giáo, ông Lê Hải Bình cho biết, Người đã dặn dò giản dị, bỏ qua mọi lý luận rườm rà để định nghĩa: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm, nếu không đạt được mục đích đó thì đó là tuyên truyền thất bại”. Người cũng nói rằng, nhiệm vụ của công tác tuyên huấn có hai mặt, một mặt là mưu lợi ích cho đồng bào, mặt khác là tránh tệ hại cho đồng bào. Có thể nói, ngoại giao và tuyên truyền đều là hai ngành khó khăn và phức tạp nhưng có lẽ chỉ cần ghi nhớ lời dạy của Bác là có được kim chỉ nam, cẩm nang trong mọi hoạt động. Nhìn rộng ra trên mọi lĩnh vực, mọi vấn đề Bác đều nhấn mạnh mục tiêu tối thượng là vì nhân dân và gốc là ở đạo đức của cán bộ.
Phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai
Chủ tịch Hồ Chí Minh là cái tên không chỉ được người dân Việt Nam kính trọng mà còn là sự ngưỡng mộ, trân quý của bạn bè năm châu trên thế giới. Việt Nam - Hồ Chí Minh luôn được người dân Ai Cập, Bắc Phi nhắc tới với sự ngưỡng mộ và kính trọng. Một dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, và sau hơn 40 năm đã vươn mình trở thành một con hổ kinh tế ở Đông Nam Á. Điều đó càng khiến họ thêm yêu quý Việt Nam và tôn kính Hồ Chủ tịch. Nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu cho biết ngay cả kẻ thù của Bác cũng dành những lời tôn trọng nhất cho Người.
Theo ông Lê Hải Bình, điều khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thu hút người đối diện, bất kể đó là ai, chính trị gia hay nông dân, thậm chí có khi là kẻ thù là những phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai: “Năm 1923, nhà báo và nhà thơ Liên Xô Ô. Manđenxtam đã gặp Bác Hồ mà khi ấy vẫn đang là chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc, đã có nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải là văn hóa Á châu mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương’’- ông Lê Hải Bình chia sẻ.
Có lẽ với những phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai đó khiến cho bất cứ ai đối diện, giao tiếp, tiếp xúc với Bác, kể cả là kẻ thù và đối thủ thì cũng đều dành sự tôn trọng nhất đối với Người. Bây giờ suy nghĩ lại thì có lẽ chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh mang trong mình một tư tưởng, một văn hóa mang tính toàn cầu, mang tính nhân loại rất là nhân văn, rất là nhân ái. Về biểu hiện bên ngoài thì Người lúc nào cũng rất giản dị hòa đồng, ứng xử lịch thiệp, từ cái ứng xử đó toát lên sự tri thức nhưng cũng rất gần gũi. Có lẽ vì vậy mà Người dành được sự tôn trọng của bất cứ ai khi tiếp xúc với mình”.
Nhiều tài liệu, nhân chứng và hồi ký của các chính trị gia, nhà sử học và các chính giới ở cả trong nước và quốc tế đều nhắc tới Bác với yếu tố đầu tiên đó là: Người giản dị, tự nhiên, gần gũi và chân tình, giản dị mà lại sang trọng, lịch thiệp, gần gũi, hòa nhã nhưng mà vẫn đảm bảo sự nguyên tắc.
| |
Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12-7-1955. (Ảnh tư liệu) |
Phong cách giao tiếp giàu giá trị văn hóa
Về phong cách giao tiếp, ông Lê Hải Bình cho rằng, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn thể hiện phong cách giao tiếp rất giản dị, rất gần gũi, cởi mở, tế nhị và chu đáo với tất cả mọi người. Có thể nói, trên thế giới hiếm có một nhà lãnh đạo nào mà có phong cách giao tiếp giàu giá trị văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Bác nói: “Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng thì ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách của người ta”.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò rất gần gũi của Người nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu. Chính nét văn hóa giản dị gần gũi cởi mở mà tế nhị đó đã làm cho tất cả mọi người dù cho khác nhau về địa vị, thành phần xuất thân, mục đích, điều kiện hoàn cảnh giao tiếp nhưng đã tiếp xúc với Bác thì đều có chung cảm nhận về sự tôn trọng, tôn kính, bởi sức cảm hóa lớn xuất phát từ đạo đức nhân cách của Người và cả phép ứng xử đầy văn hóa của Người.
Theo ông Lê Hải Bình, cái cốt lõi trong nghệ thuật ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở chỗ: “Thứ nhất, Người luôn xác định làm gì, tiếp xúc ngoại giao những gì thì đều luôn đặt lợi ích đó gắn liền với lợi ích của nhân dân - đây là điều luôn nhất quán. Thứ hai, trong ứng xử, Người luôn ứng xử một cách nhân văn và văn hóa. Thứ ba, Người luôn khéo trong việc định vị đối tượng giao tiếp để từ đó có những cách thức phù hợp và đúng mực, khiến cho người ta phải tâm phục khẩu phục”.
Nhiều nhà ngoại giao, nhà lịch sử và chính trị gia đã nói về ứng xử ngoại giao của Bác, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tộc với sự am tường phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới để tạo thành nghệ thuật ứng xử ngoại giao. Cuộc đời Bác bôn ba qua nhiều nước khác nhau và đặc biệt là mỗi khi đến đâu thì Người đều lưu ý học hỏi tìm tòi đặc trưng văn hóa của nơi mà mình đến. Vì vậy, Bác có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, về tâm lý, về ngôn ngữ phong tục tập quán của sách nhiều dân tộc, cả ở phương Đông và phương Tây.
| |
Lãnh đạo Triều Tiên tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bình Nhưỡng, tháng 7/1957. Ảnh tư liệu |
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho biết, tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Trong đó ngoại giao nhân dân là một binh chủng đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nguồn ngoại giao tổng hợp của quốc gia.
Đề cập đến sự vận dụng của ngoại giao nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ông Lê Hải Bình cũng cho biết, Bác có hệ thống tư tưởng về ngoại giao rất sâu sắc, trong đó tư tưởng ngoại giao nhân dân chiếm vị trí rất quan trọng: “Trước khi thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã hoạt động về đối ngoại và đó chính là đối ngoại nhân dân. Ngay khi Bác đưa ra bản yêu sách của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Versailles thì đó là ngoại giao nhân dân. Người từng nói “Ngoại giao không phải là việc riêng của các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán mà còn là của các tổ chức khác như Ngoại thương, Văn hóa, Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn,…” Đây là quan điểm xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta đã được Người nâng lên là sự nghiệp cách mạng nói chung, việc ngoại giao nói riêng là của nhân dân”.
Trong kháng chiến chống Pháp, Người luôn luôn nhấn mạnh “Chúng tôi muốn hòa bình ngay, để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ đó chúng tôi đều quý như nhau”. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người nói rằng “Nhân dân Mỹ từ trong đánh ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào, hai bên giáp công mạnh mẽ thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua. Nhân dân Việt – Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của mặt trận thống nhất nhân dân hai nước và cũng là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình chính nghĩa”.
Ông Lê Hải Bình kết luận: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngoại giao cũng được ứng dụng rất nhuần nhuyễn. Ngay trong thời kỳ Covid, chúng ta đã có những ứng xử rất trách nhiệm và nhân văn giữa các hội hữu nghị như hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó thắt chặt được tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, chuyển hóa thành sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Đường lối đối ngoại của Việt Nam với thế giới thể hiện truyền thống nhân văn xưa nay của con người Việt Nam mà Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện đường lối ngoại giao nhân văn đó. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “nhân dân ta có truyền thống nhân nghĩa, lá lành đùm lá rách”. Truyền thống này không chỉ được thể hiện qua những điều tử tế trong lòng đất nước Việt Nam mà còn thể hiện giữa dân tộc ta với nhân dân thế giới.
Ngoại giao Hồ Chí Minh – ngoại giao con người chính là sự kết hợp chọn lọc giữa chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc và truyền thống ngoại giao Việt Nam, mang lại bản sắc riêng cho ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao con người theo phong cách Hồ Chí Minh chính là hiểu người khác, chia sẻ với người khác để họ hiểu mình hơn.
Văn hóa Việt Nam hiện hữu trong nền ngoại giao Việt Nam là tính hòa hiếu và nhân nghĩa, là bản chất hòa bình và khoan dung, là sự ứng xử tinh tế, linh hoạt và mềm dẻo nhưng kiên định theo nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tất cả vì lợi ích của dân tộc. Thế giới ca ngợi phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vì không những Người là một biểu tượng mẫu mực về đạo đức mà phong cách ngoại giao của Người là tấm gương cho lãnh đạo các nước và giới chính khách học tập./.
Tin liên quan
Tập đoàn T&T Group khởi công 2 dự án thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
18:06 | 28/11/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga: Sống mãi ý nghĩa thời đại
08:12 | 07/11/2022 Nhìn ra thế giới
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ đợt 6
19:47 | 19/05/2022 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics