Ngày Xuân nói chuyện kinh tế thể thao:Nếu thể thao “bán kèm"... Vietlott
Vẫn chỉ là “mơ thoát nghèo"
Thực ra thì sẽ chẳng có một trận đấu như thế, bởi đến cả năm sân vận động quốc gia Mỹ Đình mới đôi lần kín được 4 vạn ghế. Mà khi kín ghế thì dĩ nhiên chả cần gì phải "bán kèm" Vietlott, vé vào sân vẫn đắt như tôm tươi, dẫn chứng là AFF Cup 2016 vừa rồi. Còn trận cầu không hay, thì có mang vé Vietlott ra tặng cũng chẳng "ma" nào đến sân. Mà bóng đá Việt, trận cầu không hay là... phổ biến!
Làm kinh tế thể thao chẳng hề là chuyện mới, nhất là khi bóng đá - môn thể thao "Vua" tiên phong chuyển sang mô hình hoạt động chuyên nghiệp - được hiểu một cách đơn giản là kiếm tiền để tự nuôi sống được chính mình. Bắt đầu từ năm 2000, doanh nghiệp ồ ạt nhảy vào bóng đá để tạo nên những cơn mưa tiền tỷ đổ trên sân cỏ nước nhà. Bóng đá Việt hoàn toàn thay đổi theo hướng giàu có hơn, showbiz hơn... Chỉ có điều đã 16 năm trôi qua, vẫn một thứ bất biến - bóng đá vẫn không nuôi nổi chính mình.
Thực ra thì các ông chủ, từng đội bóng cũng đã làm tất cả, từ chuyện bán vé đến những hoạt động kinh doanh ngoài sân cỏ như: Bán áo đấu, đồ lưu niệm... tới chuyên môn như đầu tư, chuyển nhượng... nhưng số lãi vẫn thua xa số kinh phí phải chi hàng mùa. Theo tính toán của giới trong nghề, vào thời điểm hiện tại, để nuôi một đội bóng mỗi mùa chơi V-League, con số không thể ít hơn 50-60 tỷ đồng, thậm chí có thể đến cả trăm tỷ nếu mạnh tay đầu tư.
Điều đó đã lý giải tại sao sau thời gian đầu lên chuyên nghiệp, bóng đá đỉnh cao giống "mảnh đất Vàng" với doanh nghiệp, thì vài năm gần đây cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, các ông bầu thi nhau nói lời chia tay mà không quay đầu trở lại. Một số còn trụ lại, thì thấy rõ là vì cảnh "trót đâm lao", hoặc cái lợi thực sự là danh tiếng, PR cho doanh nghiệp, công việc của mình.
Bóng đá khoác áo chuyên nghiệp còn vậy, nên các môn thể thao khác còn khó khăn hơn vì trông cả vào ngân sách Nhà nước cũng là chuyện dễ hiểu. Mà ngân sách dành cho thể thao trong bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay thì rõ ràng là chẳng thể có nhiều bởi còn nhiều lĩnh vực cần kíp hơn.
Xã hội hóa vẫn là con đường duy nhất để thể thao có thể "thoát nghèo". Nhưng nếu thoát nghèo kiểu của bóng đá, hay năm 2016 vừa rồi là bóng rổ với sự ra đời của giải chuyên nghiệp (VBA) - giải đấu mà tư nhân tự lập đội bóng và tự chơi... thì cũng khó mà "thoát nghèo" theo hướng bền vững được.
Và câu chuyện từ Google
Thể thao tự thân chưa hay, chưa hấp dẫn thì chưa thể kiếm ra tiền. Nhưng trong bối cảnh truyền thông số lên ngôi, thể thao Việt Nam cũng đang tự làm yếu mình khi không có khả năng tự tiếp thị thông qua truyền thông, yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Bằng chứng rõ nhất là danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2016 mà Google vừa công bố.
Với 1 năm mà thể thao nước nhà lập được nhiều kỳ tích với chức vô địch Olympic của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, HCV Paralympic của lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công, hay các suất tham dự World Cup lịch sử của đội tuyển futsal, U19..., về lý thuyết, thể thao cũng phải được người dùng tìm kiếm nhiều nhất ở trong nước.
Nhưng thực tế thì... không phải thế. Từ khóa thể thao được tìm kiếm nhiều nhất lại là... “U23 Việt Nam”, đội bóng này với lứa tài năng của CLB Hoàng Anh Gia Lai như: Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh... đã tạo nên cơn sốt lớn trên mạng xã hội khi tham dự giải U23 châu Á. Trong khi đó, với 1 HCV, 1 HCB cùng 1 kỷ lục Thế vận hội, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh cũng chỉ xếp thứ 7 trong danh mục tìm kiếm tin trong nước. Thậm chí những lực sĩ cử tạ Lê Văn Công; đội tuyển bóng đá futsal và đội tuyển U19 còn không có mặt trong tốp 10. Hay ở hạng mục nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất, thể thao không có đại diện nào góp mặt trong 10 tìm kiếm hàng đầu.
Cũng theo công bố của Google, ở Việt Nam, các tìm kiếm trong lĩnh vực thể thao nhiều nhất hầu hết thuộc về bóng đá như: Euro 2016 (đứng thứ 2 trong mục tìm kiếm nổi bật 2016 và đứng đầu mục sự kiện); AFF Cup 2016 (thứ ba mục sự kiện); Futsal World Cup (thứ 10 mục tin quốc tế) và kể cả giải bóng đá Nam Mỹ - Copa America 2016...
Ngược lại với người dùng Việt Nam, xu hướng tìm kiếm thể thao trên khắp thế giới lại là Olympic. Thế vận hội mùa Hè ở Rio không chỉ dẫn mục tìm kiếm sự kiện thể thao mà còn đứng thứ 8 trong tìm kiếm nổi bật; thứ hai trong mục tin tức toàn cầu 2016. Và ở mục nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới, nam kình ngư người Mỹ Michael Phelps - người lập kỉ lục giành nhiều HCV nhất lịch sử Olympic (23 chiếc) cũng được xếp thứ hai chỉ sau 2 ứng cử viên trong cuộc đua tới chiếc ghế Tổng thống Mỹ là Donald Trump và Hillary Clinton.
Thay cho lời kết
Trở lại với khả năng đặt ra ở đầu bài - nếu thể thao "bán kèm" Vietlott. Đã đành thời lên ngôi của mạng xã hội, hễ cứ gắn được với cái gì "hot" là tăng được khả năng tiếp cận với người dùng, mở ra khả năng thành công. Nhưng tiếc là công tác truyền thông chưa bao giờ được coi trọng khiến thể thao vẫn là thứ "món hàng" chẳng thu hút được sự quan tâm từ công chúng dù có gắn thêm thứ gì. Và không được quan tâm, đương nhiên "món hàng" này có bán cũng chẳng đắt, trong khi chất lượng của nó đã không cao.
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK