Ngành gỗ trước cơ hội vàng tại thị trường Mỹ
Dồn dập khách hàng Mỹ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 7,4%. Riêng thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt 732 triệu USD, tăng chưa tới 4% so với 8 tháng đầu năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng trưởng tới 20%, đạt 2,4 tỷ USD.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cho biết, về mặt tổng thể, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa thể hiện sự biến động rõ ràng trên doanh số của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do là người trong cuộc nên ông Hiệp cảm nhận rất rõ những thay đổi trong thời gian gần đây. “Khách hàng Mỹ tới nhiều vô kể. Phòng kinh doanh của chúng tôi báo giá không kịp cho khách” – ông Hiệp chia sẻ. Do đó, nếu nắm bắt được cơ hội này, chắc chắn doanh số xuất khẩu của các DN trong năm 2019 sẽ có sự tăng trưởng đáng kể.
Ông Nguyễn Vinh Quang, chuyên gia Forest Trends cũng cho hay, một số DN gỗ Việt Nam đã chia sẻ rằng các đơn hàng vào Mỹ đang có xu hướng tăng do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Như vậy, việc Mỹ đánh thuế cao với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có thể có lợi cho các DN chế biến gỗ của Việt Nam.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) cũng nhận định, thời gian tới, nếu sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sụt giảm trong khi nhu cầu thị trường vẫn còn đó, thì sẽ là cơ hội rất lớn cho các quốc gia cung cấp vào Mỹ, trong đó có Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, các DN Mỹ có thể sẽ đang tìm kiếm nhà cung cấp thay thế, nếu có thể chứng minh năng lực và nắm bắt được cơ hội thì các DN Việt Nam sẽ có thể mở rộng được thị phần tại Mỹ.
Vấn đề là làm sao để có thể nắm bắt được cơ hội “vàng” này? Theo các DN, nguyên liệu chính là con “át chủ bài” cho vấn đề trên, bởi nguyên liệu hiện chiếm tới 45% giá thành của sản phẩm. Theo ông Hạnh, nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ phải là gỗ hợp pháp, bởi thị trường hiện nay không chỉ đòi hỏi chất lượng ở trên phần cứng của sản phẩm mà còn yêu cầu cả chất lượng sinh thái, tức là nguồn nguyên liệu đưa vào sản phẩm không làm ảnh hưởng gì đến môi trường sống của con người.
May mắn là Việt Nam đã có chính sách trồng rừng từ những năm 1988 và hiện đã đến thời kỳ thu hoạch một lượng rất lớn. Khoảng những năm 1990, nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% và 30% là nguyên liệu trong nước, nhưng hiện tỷ lệ này đang được đảo ngược. Ông Hạnh cho hay, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam luôn tăng trưởng, từ mức 39% năm 2011, hiện đã đạt trên 41% và dự kiến sẽ đạt 42% vào năm 2020. Riêng về rừng trồng hiện Việt Nam đang có khoảng 2,8 triệu ha, hàng năm có thể cung cấp vào thị trường khoảng 30 triệu m3 gỗ. Do đó, ông Hạnh cho rằng, điều mà các DN cần làm hiện nay là đầu tư về máy móc và công nghệ để nâng cao sản lượng, cải tiến về chất lượng và cải tiến về môi trường để có thể tận dụng được những cơ hội không chỉ tại thị trường Mỹ mà đối với tất cả thị trường khác.
Cảnh giác để tránh “vạ lây”
Dù đứng trước cơ hội rất lớn, song các chuyên gia cũng lưu ý là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới sự dịch chuyển đầu tư vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam từ các DN đến từ Trung Quốc. Điều này nếu xảy ra có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với ngành gỗ của Việt Nam.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, cho hay, thời gian gần đây có nhiều người Trung Quốc sang Việt Nam tìm mua lại những DN làm ăn không hiệu quả trong ngành gỗ. Đây chính là vấn đề mà các DN cần cảnh giác. Vì khi DN Trung Quốc mua DN Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam, làm cho sản lượng của Việt Nam tại một thời điểm nào đó sẽ tăng cao lên một cách đột biến. Khi đó ngành gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ bị “vạ lây”. Do đó, cần xem xét xem khi vào Việt Nam thì các DN Trung Quốc sản xuất những mặt hàng nào và sản lượng có đạt đến ngưỡng mà có thể bị Mỹ kiện bán phá giá hay không. Bởi khi kiện bán phá giá, phía Mỹ sẽ chỉ nhắm tới một vài mặt hàng nào đó có sản lượng tăng đột biến và ảnh hưởng đến thị trường của họ.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Hiệp Long cho biết thêm, qua chia sẻ với chủ tịch Hiệp hội gỗ ở các tỉnh của Trung Quốc, ông Thanh được biết các DN chế biến gỗ của Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn do giá nhân công ở Trung Quốc tăng, sản phẩm gỗ đang bị Mỹ áp thuế. Điều này buộc các DN chế biến gỗ Trung Quốc phải có sự tính toán để chuyển dịch sản xuất. “Nếu các DN chế biến gỗ Trung Quốc chuyển dịch sang Việt Nam một cách từ từ, khiến doanh số xuất khẩu của Việt Nam tăng dần thì không sao. Nhưng nếu họ chuyển dịch ồ ạt vào Việt Nam và xuất khẩu đi Mỹ, dẫn tới giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến, khi đó các DN Mỹ sẽ phát đơn kiện lên chính phủ Mỹ, điều này sẽ khiến Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá như trước đây Trung Quốc đã từng bị áp” – ông Thanh nói.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ còn áp dụng loại thuế chống lẩn tránh. Do đó, phía Mỹ sẽ theo dõi “đường đi” của các DN Trung Quốc. Khi phát hiện các DN Trung Quốc lấy xuất xứ của Việt Nam để xuất sang Mỹ, sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể sẽ bị áp thuế với mức từ 10% trở lên. Khi đó, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ thiệt hại rất lớn.
Tin liên quan
“Văn hóa số” trong chuyển đổi số doanh nghiệp
09:00 | 27/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
15:13 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ 25/11: Bắt đầu Tuần lễ thương mại điện tử với nhiều hoạt động
15:09 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
Ngành Hải quan phát động tham gia chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics