Ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số, phát triển bán lẻ
Chuyển đổi số tiếp tục là định hướng trọng tâm của các ngân hàng để gia tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. |
Cạnh tranh bằng công cụ số
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB chia sẻ, thời gian qua ngân hàng số OCB chưa tạo được nhiều dấu ấn, nhưng sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, bởi OCB đã có sự đầu tư rất bài bản và chuyên nghiệp cho ngân hàng số. “Trên môi trường số, OCB có thể đạt được mức độ phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đây. Năm 2021 đã chứng minh rằng nếu đi đúng hướng và sát với nhu cầu khách hàng thì sẽ đạt được thành tích rất cao” – ông Tùng nói.
Trong năm 2022, OCB sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cấp trung tâm ngân hàng số của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang liên kết với các công ty fintech hàng đầu châu Âu, dự kiến trong 3 tháng tới sẽ cho ra sản phẩm thẻ tín dụng kết hợp với ứng dụng trên điện thoại di động, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Ông Tùng cũng tin tưởng rằng dù chỉ mới hình thành nhưng về lâu dài, ngân hàng số sẽ là điểm cạnh tranh của OCB.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022 mới đây, nhiều ngân hàng cũng tiếp tục định hướng đầu tư mạnh cho công nghệ nhằm tạo bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số. Cụ thể, Ngân hàng Nam Á Bank sẽ chú trọng củng cố hoạt động, tạo những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số với mục tiêu quản trị, điều hành trên nền tảng số, tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và giữ đà tăng trưởng lợi nhuận. Nam Á Bank sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số: Robot OPBA, Open Banking và ONEBANK, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi của khách hàng.
Ngân hàng HDBank cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực hoạt động chuẩn bị cho sự hòa nhập mạnh mẽ của ngân hàng trong kỷ nguyên số; chuyển hình thức kinh doanh đa kênh thành hợp kênh trên nền tảng trực tuyến với sự bùng nổ ghi dấu ấn của mảng bán lẻ với chiến lược 1 triệu thẻ tín dụng phát hành mới và tăng mới trên 1 triệu khách hàng cá nhân. Hoàn tất cơ bản các hành trình khách hàng của chiến lược chuyển đổi số.
Ngân hàng Sacombank cũng đặt kỳ vọng cao trong 5 năm tới (2022-2026) với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cùng với chuyển đổi số hóa toàn diện thông qua nhiều giải pháp công nghệ trên mọi hoạt động chính. Bà Nguyễn Phương Huyền, Phó Giám đốc Khối cá nhân, kiêm Giám đốc khách hàng cá nhân – Ngân hàng Sacombank nhìn nhận công nghệ chính là yếu tố quyết định trong cuộc đua ngân hàng bán lẻ, đặc biệt khi tác động của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen sống, hành vi tiêu dùng của số đông người tiêu dùng. Với mục tiêu chuyển đổi số toàn diện và trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong giai đoạn 2022-2026, Sacombank đang tạo riêng cho mình thế mạnh cạnh tranh khác biệt bằng cách tổng hoà các yếu tố: tầm nhìn và nhận thức - phương pháp làm việc linh hoạt - công nghệ.
“Quá trình chuyển đổi số tại Sacombank đã diễn ra từ sớm, hiện ngân hàng đã có sẵn đội ngũ chuyên gia, nhân sự giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về công nghệ, đội ngũ này sẽ phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, nhằm phối hợp, truyền cảm hứng và thúc đẩy các đơn vị nghiệp vụ khác hòa nhập vào tư duy số, từ quản trị cho đến hoạt động. Có thể nói, trong cuộc đua này, chúng tôi hoàn toàn lạc quan và tự tin vì những kết quả gần đây cũng đã minh chứng những định hướng mình đi đúng đắn này” – bà Phương Huyền khẳng định.
Tìm hướng đi riêng
Hiện ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng và là động lực tăng tốc, chuyển mình đối với các ngân hàng. Việc hầu hết các ngân hàng cùng chuyển đổi như vậy khiến cho áp lực cạnh tranh về ngân hàng bán lẻ ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc nắm bắt lợi thế từ công cụ số, các ngân hàng cũng xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu cùng những hướng đi riêng biệt để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Theo bà Phương Huyền, để gắn kết khách hàng và phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng ngay từ điểm tiếp xúc đầu tiên, Sacombank ưu tiên 2 vấn đề chính là cung cấp giao dịch liền mạch và mang đến nhiều tiện ích không dùng tiền mặt. Trong nhiều sản phẩm dịch vụ mà Sacombank đang cung cấp, bà Phương Huyền đánh giá ứng dụng Sacombank Pay sẽ mang đến cho khách hàng những trải nhiệm nhanh chóng và tối ưu nhất.
Bà Phương Huyền cũng tiết lộ rằng Sacombank đang trong hành trình “lão hóa ngược” với việc xác định bán lẻ là mục tiêu và công nghệ là chìa khóa để phục vụ tốt hơn khách hàng là giới trẻ, thuộc thế hệ gen Z. Bởi các khách hàng trẻ chính là nhân tố giúp kết nối công nghệ cũng như các sản phẩm dịch vụ có tính công nghệ đến với các thế hệ khác. “Năm vừa qua dù đại dịch dẫn đến giãn cách kéo dài nhưng lượng khách hàng số của Sacombank vẫn tăng mạnh, đạt hơn 2,5 triệu người dùng trên Sacombank Pay và có hơn 3 triệu khách hàng mới trên kênh internet banking, mobile banking” – bà Phương Huyền thông tin.
Ngân hàng OCB cũng đã xác định đối tượng khách hàng trọng tâm của mình là tầng lớp thu nhập trung bình. Ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, thị trường này không mang lại lợi nhuận ban đầu nhiều và mất rất nhiều công sức cho việc phát triển khách hàng, vì một khoản vay của khách hàng có thu nhập trung bình có quy mô chỉ 1-2 tỷ đồng nên phải cho vay rất nhiều khoản như vậy mới bằng một người giàu đi vay một lúc vài chục tỷ, lượng CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của các khách hàng này trong ngân hàng cũng rất ít. Nhưng OCB tin tưởng đây sẽ là phân khúc khách hàng có độ tăng trưởng cao trong thời gian tới và sẽ càng ngày càng chiếm lĩnh, trở thành phân khúc quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế đến nay chưa có ngân hàng nào có sự quan tâm đúng mức tới phân khúc khách hàng này, phần lớn ngân hàng quan tâm tới phân khúc khách hàng trung lưu khá giả và cung cấp sản phẩm cho phân khúc đó.
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết hiện OCB đã có sản phẩm đầu tiên ra thị trường cho phân khúc này là Dreamhome và mang lại kết quả tương đối tốt với dư nợ tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Tin liên quan
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển nhà máy thông minh: Doanh nghiệp đã sẵn sàng
16:38 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan High-Tech Materials thoái vốn thành công tại H.C.Starck
15:39 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics