Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận giảm
Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng 2023 dự báo sẽ giảm tốc | |
Lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc room tín dụng? |
Nhiều ngân hàng đã đặt ra kế hoạch lợi nhuận thận trọng hơn so với năm trước. Ảnh: ST |
“Con gà đẻ trứng vàng” chậm lại
Trong giai đoạn 2020-2022, đa phần ngân hàng đã ghi nhận tăng trưởng mạnh phí dịch vụ từ hoạt động hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm (bancassurance), khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đã liên tục đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm qua ngân hàng. Theo các chuyên gia, đối với mảng nhân thọ, doanh thu khai thác mới qua kênh ngân hàng đã tăng theo cấp số nhân trong vài năm qua. Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn nhận được những khoản “hoa hồng” trả ngay từ công ty bảo hiểm ngay sau khi ký kết giúp ngân hàng có được khoản lợi nhuận đột biến trong doanh thu từ dịch vụ.
Tuy nhiên, chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng một số tổ chức tín dụng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, tăng lãi suất hoặc “ép” khách hàng tất toán khoản vay nếu hủy hợp đồng bảo hiểm, cung cấp thông tin chưa đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm, chuyển từ tiền tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng sang mua bảo hiểm nhân thọ… được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng gây nhiều bức xúc trong dư luận. Vì thế, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục đưa ra chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, đại lý bảo hiểm.
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, tăng trưởng phí dịch vụ từ hoạt động bancassurance của ngành ngân hàng sẽ chậm lại đáng kể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người tiêu dùng, tác động đến nhu cầu mua bảo hiểm. Hơn nữa, các cơ quan quản lý đang đẩy mạnh việc thanh tra hoạt động bancassurance giữa những thông tin như trên.
Chất lượng tài sản “xấu” đi
Theo các chuyên gia, ngân hàng là ngành phụ thuộc nhiều vào những biến động kinh tế vĩ mô, khi các chỉ báo vĩ mô trở nên lạc quan hơn cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn trong ngành bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được giải quyết sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng tài sản của ngân hàng khi rủi ro nợ xấu tăng lên. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao, khó tiếp cận vốn để tiếp tục mở rộng đầu tư và kinh doanh nên gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ, thậm chí là dẫn đến hiện tượng nhảy nhóm nợ.
Kết thúc năm 2022, chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 1,92%, tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 4,5%. Nguyên nhân xuất phát từ sự "đóng băng" của thị trường bất động sản. Hiện có khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng là bất động sản trong khi việc phát mãi tài sản đảm bảo, bán nợ theo cơ chế thị trường để xử lý nợ xấu gặp trở ngại đáng kể, do vậy các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập chi phí dự phòng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau trích lập.
Không chỉ tín dụng mà biên lãi thuần của các ngân hàng (NIM) cũng bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng trong khi lãi suất cho vay đang bị siết giảm để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Mới đây, NHNN đã giảm một số loại lãi suất điều hành từ 0,5-1%, với mục đích định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 5%/năm tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn.
Với những khó khăn như trên, trong mùa đại hội đồng cổ đông sắp tới, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng trưởng “khiêm tốn” hơn so với mức đạt được trong năm 2022. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) năm nay đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 12.200 tỷ đồng, chỉ tăng hơn 15% so với mức tăng hơn 30% của năm 2022. Lãnh đạo VIB cho biết, con số kế hoạch lợi nhuận đã được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố.
Còn theo lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB), tình hình kinh doanh sẽ khó khăn hơn các năm trước vì môi trường kinh doanh không thuận lợi nên OCB không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao như năm 2022.
Tuy vậy, các ngân hàng vẫn đang “ấp ủ” nhiều kế hoạch để đẩy mạnh doanh thu, lợi nhuận. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang ở trong giai đoạn thương lượng cuối cùng để phát hành 15% vốn cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG). Nhóm phân tích VNDirect ước tính, nếu thương vụ thành công, VPBank sẽ là ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu (không tính lợi ích cổ đông thiểu số) lớn thứ hai Việt Nam ở khoảng 135.000 tỷ đồng, chỉ sau Vietcombank là 138.000 tỷ đồng. Với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn này, VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào việc các sản phẩm và nâng cao năng lực thu lời.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics