Ngăn chặn tội phạm “đội lốt” doanh nghiệp
Hải quan TPHCM: Phát hiện, ngăn chặn nhiều lô hàng vi phạm sở hữu trí tuệ Giải pháp nào ngăn chặn “doanh nghiệp ma" trốn thuế? Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ |
![]() |
Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 sử dụng chó nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: T.H |
Ám ảnh doanh nghiệp “ma”
Để khắc phục hiệu quả tình trạng doanh nghiệp "ma", Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư, công nghệ thông tin phát triển đã cho phép xác thực dấu vân tay trong giải quyết thủ tục hành chính. Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần áp dụng công nghệ xác thực dấu vân tay khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. |
Cuối tháng 4/2024, Công an TPHCM đã triệt phá thành công đường dây tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động “rửa tiền”, “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, khởi tố hàng loạt giám đốc doanh nghiệp. Để thực hiện việc lừa đảo chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam thành lập nhiều doanh nghiệp "ma" có tên giống với tên công ty đối tác để mở tài khoản ngoại tệ USD, tài khoản VND. Kết quả điều tra, Công an xác định các đối tượng thuộc băng nhóm trên đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty “ma” nhằm mở tài khoản công ty; mở hơn 700 tài khoản cá nhân phục vụ hoạt động chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.
Sau đó, các đối tượng này cung cấp số tài khoản của công ty "ma" để bị hại lầm tưởng mà chuyển tiền. Khi nhận được tiền vào tài khoản ngoại tệ USD, các đối tượng đứng tên pháp nhân công ty nhanh chóng làm thủ tục đổi sang tiền VND rồi chuyển vào tài khoản VND, sau đó chuyển vào tài khoản của các cá nhân khác tại Việt Nam.
Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ án này là mua lại pháp nhân do các đối tượng khác thành lập hoặc thu gom Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của nhiều cá nhân, sau đó lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký thành lập doanh nghiệp để mạo danh lập ra các công ty “ma" mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), che giấu tung tích, lai lịch bản thân. Để cơ quan chức năng không nghi ngờ, phát hiện, trong quá trình khai báo thuế, các đối tượng và đồng phạm khai khống giá trị hàng hóa mua vào gần bằng giá trị hàng hóa bán ra. Quá trình điều tra mở rộng vụ án trên, Cơ quan điều tra xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.
Trước đó, vào cuối năm 2023, một đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, liên quan đến nhiều doanh nghiệp trên cả nước cũng đã được Công an TP Đà Nẵng triệt xóa. Công an Đà Nẵng phát hiện đối tượng N.T.M.H (trú tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đứng ra thành lập 6 công ty với mục đích xuất bán trái phép hóa đơn với doanh số rất lớn. Để qua mặt các cơ quan chức năng, H. hợp thức bằng cách mua 716 tờ hóa đơn GTGT đầu vào (với tổng doanh số hơn 165 tỷ đồng) của 83 doanh nghiệp tại TPHCM với giá từ 2,5 đến 3,5% trên doanh số hóa đơn trước thuế. Công an đã đồng loạt khám xét 17 địa điểm tại TP Đà Nẵng và TPHCM, phát hiện, thu giữ 154 con dấu tròn của các doanh nghiệp bán hóa đơn, nhiều dấu chức danh, dấu tên giám đốc doanh nghiệp, nhiều USB chữ ký số, điện thoại, máy tính, máy in phục vụ cho việc xuất bán trái phép hoá đơn GTGT…
Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng đã thừa nhận thành lập tổng cộng 280 công ty, xuất bán 187.610 hoá đơn khống với tổng doanh số là hơn 25.300 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chưa thuế là 23.200 tỷ đồng; tiền thuế GTGT hơn 2.100 tỷ đồng; thu lợi bất chính số tiền khoảng 500 tỷ đồng. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố 16 bị can liên quan về tội “Mua bán trái phép hoá đơn”, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 12 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 bị can.
Bịt lỗ hỗng pháp lý
Không chỉ thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán trái phép hóa đơn, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, nhiều đối tượng còn làm bình phong để buôn lậu. Cựu cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM Hoàng Duy Tiến bị cáo buộc thành lập 47 công ty để nhập lậu máy móc cũ trị giá hơn 217 tỷ đồng. Theo đó, trong quá trình công tác, lợi dụng chính sách Nhà nước cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng để phục vụ sản xuất cho chính doanh nghiệp nhập khẩu, Tiến thỏa thuận với các chủ hàng nhập thiết bị, máy móc cũ tại Nhật Bản, Trung Quốc về Việt Nam giao lại cho họ mua bán kiếm lời. Chủ hàng phải trả cho Tiến 78-90 triệu đồng tiền phí/container.
Để thực hiện việc buôn lậu, Tiến thuê nhân viên đứng ra thành lập 47 công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng pháp nhân để làm thủ tục nhập khẩu, thông quan và giao dịch hàng lậu. từ tháng 9/2019 đến 5/2021, Tiến và đồng phạm đã sử dụng tư cách pháp nhân của 45/47 công ty, mở 1.146 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu trót lọt về Việt Nam 1.280 container hàng, với tổng trị giá hơn 217 tỷ đồng. Để che giấu hành vi của mình, mỗi lần thông quan, Tiến chỉ đạo nhân viên sử dụng một pháp nhân công ty khác nhau.
Theo lãnh đạo Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, do không có cơ chế kiểm tra, không xác minh, xác thực về người đại diện theo pháp luật, thông tin về chủ sở hữu, thông tin về địa chỉ, trụ sở của doanh nghiệp nên các đối tượng buôn lậu lợi dụng quy định tạo thuận lợi của Nhà nước để thực hiện hành vi vi phạm, phạm tội và khi cơ quan Hải quan phát hiện thì những đối tượng này bỏ trốn.
Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua, ở nhiều vụ buôn lậu, khi cơ quan Hải quan phát hiện, tiến hành điều tra xác minh mới biết đối tượng buôn lậu thành lập doanh nghiệp "ma" dưới hình thức sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người khác do bị thất lạc, thậm chí của người đã chết hoặc làm giả Chứng minh nhân dân, làm người đại diện theo pháp luật khi thành lập doanh nghiệp, không xác định được địa chỉ, trụ sở của doanh nghiệp... gây khó khăn cho hoạt động điều tra, xác minh và xử lý vi phạm. Một số vụ án liên quan đến doanh nghiệp “ma” do cơ quan Hải quan khởi tố thường khi chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra bị tạm đình chỉ do không tìm được đối tượng- chủ thể vi phạm.
Tin liên quan

Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố
11:00 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Khởi tố Giám đốc Công ty Mi Hà Nội về hành vi trốn thuế
15:32 | 10/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Biên phòng chủ động đẩy lùi tội phạm ở khu vực biên giới
14:55 | 01/07/2025 Hồ sơ

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng
15:55 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nửa năm, triệt phá 11.687 vụ thu giữ hơn 3 tấn và 1,7 triệu viên ma túy
15:28 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu
10:50 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nghệ An phá đường dây thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá
16:11 | 14/07/2025 Hồ sơ

Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả
14:04 | 14/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu
13:02 | 14/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm
16:40 | 12/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu
09:53 | 12/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cảnh sát biển xử lý gần 650 vụ vi phạm pháp luật trên biển
11:22 | 11/07/2025 Hồ sơ

Chuyển Công an vụ kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA
11:18 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VIII tham mưu hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu
09:51 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vụ vận chuyển trái phép 235 kg bạc ở biên giới Lào Cai được triệt phá thế nào?
09:39 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới
21:50 | 10/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thuế Hải Phòng chuyển đổi số toàn diện các quy trình quản lý

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Đồng bộ chuyển đổi tên gọi, chức danh và thẩm quyền trong hệ thống thuế

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
