Mỹ phẩm giả, tác hại thật
![]() |
NTD gần như không thể tự phân biệt thật – giả khi mua mỹ phẩm online. Do vậy, cần thiết có công cụ và hệ thống thông tin rõ ràng để NTD được bảo vệ. Nguồn: Internet. |
Thị trường mỹ phẩm trực tuyến bùng nổ và rủi ro tiềm ẩn
Thị trường mỹ phẩm trực tuyến hiện đang bùng nổ với hàng nghìn sản phẩm được rao bán mỗi ngày trên các sàn TMĐT và mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube, Zalo. Điều này tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn và mua sắm.
Dự báo của Statistap, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 578,77 triệu USD. Dữ liệu từ Metric cho thấy, trong quý I/2025, doanh số bán hàng của các sản phẩm mỹ phẩm trên các sàn TMĐT Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 27,12% so với quý IV/2024. Xu hướng tiêu dùng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II/2025.
Tuy nhiên, sự phát triển này đi kèm với nguy cơ lớn về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng phản ánh về việc mua phải mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đến các vấn đề về da như dị ứng, nổi mẩn hoặc tổn thương nghiêm trọng.
Trong vai người mua hàng, phóng viên dễ dàng tìm thấy nhiều tài khoản cá nhân bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên TikTok Shop và Facebook. Giá các sản phẩm này rẻ chỉ bằng một nửa so với hàng chính hãng, lại được quảng cáo là “hàng mới 100%”, “dùng là đẹp da ngay”.
Theo phản ánh từ nhiều NTD, không ít sản phẩm được quảng cáo là “xách tay”, “hàng nội địa Nhật”, “mỹ phẩm Hàn Quốc” nhưng không có bất kỳ hóa đơn hay giấy tờ chứng minh. Một số người sau khi sử dụng đã bị dị ứng da, nổi mẩn hoặc tổn thương nghiêm trọng, nhưng không biết khiếu nại ở đâu vì không liên hệ được người bán.
Chị Trần Thu Hà, 28 tuổi, ngụ ở Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: Tôi từng mua son dưỡng trên TikTok, thấy đánh giá 5 sao nên tin. Về sử dụng thì bị ngứa môi, bong tróc. Nhắn tin phản ánh với người bán lại không nhận được câu trả lời. Từ đó e ngại và dừng hẳn việc mua sắm online”.
Có thể thấy, NTD gần như không thể tự phân biệt thật – giả khi mua mỹ phẩm online. Do vậy, cần thiết có công cụ và hệ thống thông tin rõ ràng để NTD được bảo vệ.
Hàng chục nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả bị thu giữ
Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng mỹ phẩm giả với số lượng lớn; hàng chục nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả bị thu giữ trên sàn TMĐT. Các vụ việc này được cơ quan chức năng công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, qua đó đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng khi mua mỹ phẩm trên các nền tảng TMĐT và mạng xã hội.
Theo Metric, quý I/2025, doanh số bán hàng của các sản phẩm mỹ phẩm trên các sàn TMĐT Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 27,12% so với quý IV/2024. Xu hướng tiêu dùng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II/2025. |
Khoảng 1 tuần trước tết Nguyên đán 2025, lực lượng Quản lý thị trường ra quân kiểm tra, phát hiện chủ kho hàng lớn tại Hà Nội, là một hotgirl có tiếng trong kinh doanh online, livestream bán hàng trên nhiều nền tảng từ TikTok, Instagram, Facebook, website với tên gọi Mailystyle.com.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng ghi nhận nhiều hàng hóa trôi nổi, không rõ xuất xứ, không có tem nhãn tiếng Việt… Tính riêng trong phiên livestream ngày 23/12/2023, nền tảng Facebook Mailystyle.com có 647.000 lượt theo dõi, 4.100 lượt bình luận chốt đơn, doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ngày.
Ngày 2/1/2025, lực lượng QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm tại quận Thanh Khê, phát hiện và tạm giữ gần 3.300 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu, trị giá hơn 40 triệu đồng.
Trước đó, ngày 11/11/2024, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 cũng đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ hàng nghìn sản phẩm và vật phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu ô tô nổi tiếng tại huyện Hoài Đức.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở đang sử dụng máy may công nghiệp để may các vật phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như: BMW, Mercedes, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Nissan, Suzuki, Hyundai, Kia, Mazda... lên các phụ kiện ô tô. Những sản phẩm này ngang nhiên bày bán công khai trên các nền tảng TMĐT.
Cuối tháng 10/2024, lực lượng QLTT Hà Nội đã phát hiện và kiểm tra kho hàng của một hộ kinh doanh tại Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Qua kiểm tra đã phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều sản phẩm dán nhãn giả của các thương hiệu khác và được buôn bán tràn lan trên các nền tảng TMĐT. Đại diện hộ kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa này…
Thêm biện pháp kiểm soát mỹ phẩm giả
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu các Sở Y tế phối hợp kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng số. Động thái này nhằm phát hiện và xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, không rõ nguồn gốc, cũng như quảng cáo gây hiểu lầm. Sản phẩm vi phạm sẽ bị thu hồi, tiêu hủy và có thể bị xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Thực hiện yêu cầu của Cục Quản lý dược, Sở Y tế TP.HCM cũng đã khởi động, kết hợp với các cơ quan quản lý thị trường và Công an để truy vết các tài khoản bán hàng vi phạm. Những sản phẩm không đủ điều kiện lưu hành sẽ bị thu hồi, tiêu hủy và xem xét xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Tuy nhiên, việc kiểm tra của cơ quan chức năng đang đối diện với nhiều thách thức. Người bán thay đổi tài khoản, livestream rồi biến mất rất nhanh. Việc xác minh danh tính, địa chỉ của cơ quan chức năng cũng rất khó khăn nếu không có sự phối hợp từ các nền tảng công nghệ.
Các chuyên gia cho rằng, các sàn TMĐT, mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm kiểm duyệt sản phẩm trước khi duyệt đăng và xác minh danh tính khi cấp tài khoản cho người bán hàng. Bên cạnh đó, cũng cần truyền thông đến người dân cách nhận biết mỹ phẩm an toàn, cũng như cung cấp kênh phản ánh, khiếu nại thuận tiện.
“Không thể để nền tảng TMĐT, mạng xã hội trở thành nơi tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái”, Luật sư Bùi Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TVL thuộc Đoàn luật sư TP. HCM nêu ý kiến.
Hưởng ứng chủ trương của cơ quan chức năng, thời gian tới, các hiệp hội ngành hàng, Hội thương mại điện tử Việt Nam và các doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp để phổ biến thông tin đến NTD, nhất là ở các tỉnh, nơi ít có cơ hội tiếp cận nguồn tin chính thống. Qua đó, gia tăng biện pháp bảo vệ, tạo dựng niềm tin cho NTD; làm cơ sở để hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh chân chính trên các nền tảng TMĐT và mạng xã hội.
Tin liên quan

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ
17:37 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng
07:42 | 07/07/2025 Tiêu dùng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường
08:00 | 06/07/2025 Tiêu dùng

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại
15:27 | 04/07/2025 Tiêu dùng

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít
21:10 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
15:02 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật
09:29 | 03/07/2025 Tiêu dùng

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi
08:24 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
14:54 | 01/07/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh
13:44 | 30/06/2025 Tiêu dùng

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm
08:15 | 27/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng
07:26 | 27/06/2025 Tiêu dùng

Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi
07:12 | 27/06/2025 Tiêu dùng

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
21:45 | 26/06/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics