Mặt hàng nào cũng bị làm giả
Tội phạm lớn nhất của thế kỉ 21
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch VATAP cho biết, theo đánh giá của các tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tội phạm lớn nhất của thế kỉ 21 là tội phạm làm hàng giả. Nếu như trong những năm 80 của thế kỉ 20, sản xuất, buôn bán hàng giải, hàng nhái chủ yếu tập trung vào các mặt hàng xa xỉ phẩm như nước hoa, đồ da, đồng hồ... và phần lớn dành cho khách du lịch thì từ đầu thập niên 90 đến nay, hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng đa dạng, từ hàng nông nghiệp đến hàng công nghiệp và văn hóa phẩm. Sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp với quy mô lớn.
Hằng năm nước Mỹ thiệt hại khoảng 250 tỉ USD và Đức bị mất 70 ngàn việc làm và 25 tỉ USD do nạn làm hàng giả, hàng nhái. Tổng số lượng đồng hồ Thụy sỹ giao dịch trên thị trường mỗi năm khoảng 40 triệu chiếc trong khi số lượng sản xuất thực tế chỉ có 26 triệu chiếc.
Tại Việt Nam vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng khá nghiêm trọng, bất cứ mặt hàng nào có khả năng sinh lợi đều có thể bị làm giả, từ rượu bia, mỹ phẩm, thời trang, hàng điện tử đến vật liệu xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán của VATAP, hiện tại Việt Nam có khoảng trên 31 ngành hàng bị làm giả. Đứng đầu là mỹ phẩm, kế đó là ngành điện tử, điện lạnh, gas, xăng dầu...
Đặc biệt, đối với mặt hàng mũ bảo hiểm thì cứ sản xuất ra 100 cái có 70 cái mũ giả mặc dù vẫn được dán tem hợp quy, hợp chuẩn của Bộ Khoa học công nghệ. Nhiều sản phẩm có thương hiệu ở Việt Nam không chỉ bị làm giả ở trong nước mà còn bị làm giả ở nước ngoài. Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng giả có quy mô lớn các sản phẩm có thương hiệu của Việt Nam từ các nước xung quanh.
Nhận định về tình hình sản xuất hàng giả và gian lận thương mại, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, tình trạng sản xuất hàng giả và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở thời điểm trước Tết. Trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hơn 90 nghìn vụ vi phạm pháp luật thu trên dưới 400 tỷ đồng.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý thị trường, từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lí thị trường cả nước đã xử lý trên 100 nghìn vụ vi phạm pháp luật, tăng khoảng 15%, số thu tăng gần 390 tỷ đồng, tăng 12%. Trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu khoảng hơn 14 nghìn vụ; hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền gần 18 nghìn vụ; gian lận thương mại trên 66 nghìn vụ.
Ông Đỗ Hồng Hải, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cho biết, năm 2012 đối với mặt hàng bia rượu là mặt hàng bị làm giả rất phổ biến trong dịp Tết, năm 2012 Hiệp hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên 59 nghìn chai rượu giả, hơn 37 nghìn lon bia.
Năm 2013 tình hình khả quan hơn khi số lượng rượu giả giảm khoảng 1.000 chai, bia giảm vài trăm lon. Trong năm 2014, chỉ riêng tại TP.HCM đã bắt giữ 28.807 chai rượu các loại, trong đó có 2.725 chai rượu ngoại. “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để chống hàng giả nhưng tình trạng buôn bán hàng giả vẫn không giảm nhiều và đặc biệt tăng mạnh vào dịp Tết.
Còn nhiều khó khăn
Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN làm ăn chân chính và gây thất thu ngân sách nhưng công tác chống hàng giả thì vẫn chưa thực sự hiệu quả do còn gặp phải không ít khó khăn.
Theo nhận định của đại diện các cơ quan quản lí nhà nước, mặc dù đang có tới 7 lực lượng chức năng chống hàng giả nhưng nhìn chung các lực lượng thực thi vẫn chưa đủ mạnh do còn hạn chế về quân số, kinh phí và công cụ hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các lực lượng cũng chưa kết hợp được với nhau, hoặc kết hợp không chặt chẽ. Tương tự, dù Chính phủ và các bộ, ngành đã rất quyết liệt trong công tác chống hàng giả thông qua việc ban hành tới 35 quy định liên quan nhưng các chính sách lại còn nhiều bất cập và chồng chéo gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Đặc biệt, hiệu quả của công tác chống hàng giả lại phụ thuộc rất lớn vào sản xuất và DN nhưng nền sản xuất của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh, đồng thời, phần đông DN có quy mô nhỏ và rất nhỏ, tiềm lực yếu, số DN có thương hiệu lớn còn quá ít.
Theo ông Lê Thế Bảo muốn chống được hàng giả, vai trò của DN là quan trọng trong việc chủ động hợp tác với cơ quan chức năng cũng như các phương tiện truyền thông. Trong thời gian qua, một số DN đã rất tích cực trong công tác chống hàng giả. Điển hình một số DN đã thiết lập hẳn bộ phận chuyên trách chuyên theo dõi hàng giả, hàng nhái trên thị trường và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong nước và nước ngoài tổ chức phá nhiều vụ hàng lậu, hàng giả có quy mô lớn.
Thực tế cho thấy, nếu DN tích cực và có quyết tâm trong công tác chống hàng giả thì tình trạng hàng giả, hàng nhái sẽ bị hạn chế đáng kể. Do vậy, DN phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình nhằm nâng cao uy tín đồng thời đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK