Lobito - "Đáp án" của Mỹ dành cho Trung Quốc ở châu Phi
Hành lang Lobito nối phần phía Nam của CHDC Congo và phía Tây Bắc Zambia với cảng Lobito ở Angola. |
Cho đến nay, 52 Chính phủ châu Phi đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Trung Quốc về BRI, và sáng kiến này đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư vào việc xây dựng đường sá, bến cảng, đường sắt và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Các dự án này không chỉ tăng cường kết nối trong lục địa mà còn mang lại cho Trung Quốc khả năng tiếp cận chưa từng có với nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của châu Phi, đặc biệt là ở các quốc gia như Zambia và CHDC Congo.
Trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng này, Mỹ đang bơm hàng triệu USD vào dự án Hành lang Lobito. Tập đoàn thương mại hàng hóa Trafigura khẳng định rằng Đường sắt Đại Tây Dương Lobito sẽ “cung cấp tuyến đường phía Tây nhanh hơn để tiếp thị kim loại và khoáng sản được sản xuất tại CHDC Congo”. Dự án này đòi hỏi phải xây dựng khoảng 550 km tuyến đường sắt ở Zambia, từ biên giới Jimbe đến Chingola trong vành đai đồng Zambia, cùng với 260 km đường nhánh trong hành lang này. Việc di chuyển những nguồn tài nguyên quý giá đó từ vành đai đồng Trung Phi sang các thị trường phương Tây rất quan trọng đối với Mỹ và châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra.
Đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch đầu tư vào một dự án đường sắt mới nối các khu vực giàu đồng của Zambia và CHDC Congo với cảng Lobito của Angola. Với tuyến đường sắt Benguela 120 năm tuổi, Mỹ có kế hoạch vận chuyển các nguồn tài nguyên về phía Tây (qua Hành lang Lobito) thay vì tuyến đường phía Đông truyền thống qua cảng Dar El Salaam. Tuyến đường sắt này hy vọng sẽ kết nối với cảng ở Lobito, đảm bảo luồng giao thông thông suốt và thiết lập tuyến đường thương mại quan trọng từ vành đai đồng Congo đến Đại Tây Dương. Ngoài ra, tuyến đường sắt được cải tiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tài nguyên thiết yếu vào khu vực, thúc đẩy phát triển kinh doanh và các hoạt động thương mại.
Dự án này cũng phản ánh mục đích địa chính trị rộng lớn hơn nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Phi. Bằng cách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, Mỹ đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo cơ hội việc làm và xây dựng quan hệ đối tác lâu dài có thể phục vụ cả các quốc gia châu Phi và lợi ích của Mỹ. Các tổ chức toàn cầu và khu vực như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cũng đang tham gia vào dự án khi nỗ lực đảm bảo nguồn khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh ngày càng tăng.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai “ảm đạm” của Syria
07:04 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức đón đợi Hàn Quốc
09:21 | 13/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics