Lỡ dở du học vì dịch Covid-19: Thiệt thòi, nuối tiếc
Học sinh, sinh viên TPHCM đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch Covid-19 | |
Ngăn chặn nỗi lo “dịch chồng dịch” tại các địa phương có mưa lũ | |
Miễn phí chuyển tiền du học khi giao dịch tại HDBank |
Nhiều du học sinh phải tạm gác giấc mơ du học vì dịch Covid-19 |
Nhiều trăn trở
Khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều quốc gia, du học sinh Việt Nam đã phải gác lại con đường du học để trở về nước. Không ít bạn trẻ đã rơi vào căng thẳng vì gánh nặng tài chính, nơi ở, việc làm thêm.
Du học sinh Đặng Dương Gia Trường, 19 tuổi quê Bắc Giang cho biết, bản thân em đang học năm đầu khối kinh tế tại trường University of Wollongong, Australia song do dịch Covid-19 bùng phát khiến việc học tại trường bị ảnh hưởng, công việc làm thêm cũng không thực hiện được khiến em phải xin về nước.
Theo lời kể của Trường thì 3 tháng ở Úc, em đối diện với nhiều khó khăn bởi việc học ở trường, kiến thức khá nặng song lại không được trao đổi trực tiếp với giảng viên do tiến hành học online, nhiều kiến thức bị bỏ qua. Bên cạnh đó, Trường phải đối diện với khó khăn về tài chính vì không thể đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. “Khó chồng khó” nên tháng 10/2020 em đã xin về nước.
Sau khi về nước, Trường đã lên Hà Nội làm thêm một số công việc như gia sư, phục vụ bàn để kiếm thêm thu nhập trợ giúp bố mẹ và chuẩn bị để quay trở lại học tiếp nếu bên Úc có thông báo. “Hiện tại trường vẫn chưa có thông báo nào cụ thể về việc trở lại của du học sinh cho nên em đành chờ đợi. Theo dự kiến thời gian học của em là 3 năm song có lẽ với tình hình này em cũng chưa nói được thời điểm mình sẽ học xong”, Trường lo lắng.
Nói về tương lai bản thân, du học sinh này cho biết khá mơ hồ vì bản thân em cũng chưa biết ngày nào trở lại trường và với diễn biến dịch phức tạp như hiện nay thì ngày đó sẽ còn kéo dài. “Bản thân các du học sinh như em hiện tại chỉ biết làm thêm để có thu nhập chờ ngày được trở lại trường học tiếp”, Trương cho hay.
Ý kiến của du học sinh Phan Ngọc Hằng, sinh viên trường Lane Community College, Oregon, Mỹ cho hay, cô đã có thời gian hai năm du học tại đây. Dự định sau khi tốt nghiệp hệ college Hằng sẽ học thêm cử nhân tại University để có bằng Bachelor- cử nhân, nhưng vì tình hình dịch tại Mỹ quá căng thẳng nên Hằng sẽ tạm nghỉ, về Việt Nam cho tới khi tình hình dịch được ổn định sau đó mới tiếp tục con đường học tập của bản thân.
Kể lại quá trình học tập tại Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-10 tăng cao, Ngọc Hằng cho biết khi học online, lượng kiến thức lớn và khó, sinh viên khó dung nạp, song thời gian trao đổi với các giáo sư, giảng viên không có, mọi thắc mắc đều được gửi qua mail nên rất chậm.
Cũng giống như Trường, Ngọc Hằng phải đối diện với áp lực tài chính vì không thể đi làm thêm mùa dịch. Bên cạnh đó, từ tháng 3 tới tháng 5/2020, hàng loạt cửa hàng và công ty bị đóng cửa tại Mỹ khiến cho việc sinh hoạt, ăn uống của Hằng và nhiều du học sinh khác bị ảnh hưởng. “Áp lực học tập cộng với việc phải lo chi phí sinh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh khiến các du học sinh đều lo lắng”, Hằng chia sẻ.
Còn theo lời chị Đào Minh Huyền, phụ huynh có con đang theo học ngành Communication tại Đại học Vrije Universiti, Amsterdam, con chị đang học năm cuối đại học tại Hà Lan song phải về nước tháng 8 vừa qua do tác động lớn của dịch Covid-19. Dù biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới việc tốt nghiệp cũng như nhu cầu việc làm, dự định tương lai của con song chị vẫn lựa chọn đặt an toàn sức khỏe của con lên trên hết.
Làm gì khi lỡ hẹn?
Không chỉ nhiều sinh viên đang học đành tạm gác việc học tập trở về nước mà năm nay do dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều học sinh đành lỗi hẹn với giấc mơ du học.
Thống kê chưa đầy đủ của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT cho thấy, mỗi năm nước ta có khoảng 600 nghìn học sinh trong số gần 1 triệu học sinh lớp 12 không lựa chọn học đại học trong nước mà quyết định đi du học, học cao đẳng, trung cấp hoặc đi làm. Trong số đó, có hơn 100 ngàn học sinh lựa chọn du học tại các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Úc, Canada, Singapore. Tuy nhiên, năm nay với tình hình dịch bệnh Covid-19, nguyện vọng du học của các học sinh hầu như bị lỡ dở.
Chị Nguyễn Thị Minh Trà, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, con chị trúng tuyển Đại học Bucknell, bang Pennsylvania, Mỹ từ đợt tuyển sinh sớm vào tháng 12. Theo dự kiến thì ngày 12/8 con chị sẽ bay sang Mỹ nhập học. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch giấc mơ du học của con chị đành tạm gác lại.
“Dù rất muốn cho con đi du học vì đó là ước mơ lớn của con, cháu đã nỗ lực suốt nhiều năm trời mới đạt được, tuy nhiên tôi cũng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con vì tại Mỹ, dịch bệnh phức tạp, ca mắc và ca tử vong cứ tăng từng ngày”, chị Trà lo lắng.
Để khắc phục điều này chị thuyết phục con đăng ký vào học theo chương trình liên kết tại Đại học Kinh tế quốc dân. “Dù biết điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và dự định tương lai của con song tôi cũng không còn cách nào khác”, chị Trà nêu.
Trường hợp của bạn Nguyễn Thu Huyền, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội cũng đáng tiếc khi đã hoàn thành mọi thủ tục để nhập học vào cuối tháng 7/2020 tại trường Blue Mountain, Melbourne, Australia. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến khiến các chuyến bay quốc tế dừng hoạt động, ước mơ được đặt chân đến “xứ sở Kangaroo” của Huyền bị tạm hoãn vô thời hạn.
"Em rất thất vọng vì nhiều tâm huyết mình đã bỏ ra để chuẩn bị cho việc du học từ việc miệt mài học tập trong trường đến đầu tư thời gian học tiếng Anh tại các trung tâm, tự học trên mạng rồi tìm hiểu các thông tin của các trường để up hồ sơ đều công cốc", Huyền kể.
Việc lo lắng và mất phương hướng khi kế hoạch du học bị lỡ dở có thể khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tâm lý chán nản, cực đoan, thất vọng. Tâm lý bất an này có thể kéo theo các ảnh hưởng tiêu cực cho những người xung quanh như gia đình, bạn bè. Vì thế, việc tìm kiếm các giải pháp kiểm soát cảm xúc trong thời điểm này rất quan trọng.
Cô Vũ Thu Hương, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay các bậc phụ huynh nên thường xuyên động viên con em mình về việc du học không phải là con đường duy nhất để có thể tiếp cận nền giáo dục tốt. Ngoài du học vẫn còn có nhiều cách học tập khác trong nước. Tuy nhiên, nếu con trẻ vẫn khát khao được du học thì cha mẹ hãy thuyết phục con trẻ bằng việc coi đây là khoảng thời gian chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng cho những năm tháng du học xứ người sau đó.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên có những hành động cụ thể giúp con trẻ để khoảng thời gian “gap year” (tạm nghỉ- PV) không hề vô nghĩa. Theo đó, cha mẹ có thể khuyến khích con trẻ tham gia công tác xã hội, thiện nguyện, làm một công việc thời vụ yêu thích, tham gia các khoá học ngắn hạn, trực tuyến, các em sẽ có khoảng thời gian thực sự đáng nhớ của tuổi trẻ. "Những việc này rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cho bản thân, có thể làm đẹp hơn hồ sơ cá nhân và bắt đầu một cơ hội học tập mới khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi”, cô Hương nêu.
Chuyên gia cũng cho hay, một lựa chọn khác khi lỡ dở du học là các em có thể lựa chọn các chương trình học liên kết giữa một đại học ở Việt Nam và một trường ở nước ngoài theo hình thức du học bán phần (du học chuyển tiếp) để không phải chờ đợi quá lâu. Đây có thể là giải pháp có nhiều ưu điểm nhất trong thời điểm này.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics