Liệu mức lương tối thiểu vùng năm 2020 có được chốt vào ngày mai?
Đề xuất 3 phương án
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, điều quan trọng nhất trong thương lượng lương tối thiểu vùng là phải căn cứ vào mức sống tối thiểu, thế nhưng hiện chưa có cơ quan chính thức công bố mức sống tối thiểu. Việc xác định mức sống tối thiểu chủ yếu dựa vào tính toán của tổ kỹ thuật, nhưng cách tính này chỉ mang tương đối và tham khảo. Các bên không sử dụng ngay các tính toán của tổ kỹ thuật, đồng thời quan điểm về tiếp cận số liệu thông tin cũng khác nhau.
Hiện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra ba phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 với mức tăng từ 6 đến 8%. Theo đó, phương án 1 sẽ tăng 8,18% với mức tăng tương ứng từ 180.000 đến 380.000 đồng. Phương án 2 đề xuất mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,06%, tương ứng từ 160.000 đến 330.000 đồng. Phương án 3 đề xuất mức lương tối thiểu vùng tăng 6,52%, tương ứng từ 120.000 đến 320.000 đồng.
Lý giải về mức tăng của cả 3 phương án, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, đề xuất dựa trên nhiều cứ liệu thực tế. Tới nay, chỉ số GDP tăng khoảng 7%, năng suất lao động cũng tăng xấp xỉ 6%, CPI khoảng 4%. Đây là những chỉ số vĩ mô có ảnh hưởng tích cực tới việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2020.
Cũng theo ông Lê Đình Quảng, hiện tình hình xuất khẩu khẩu với tỷ lệ đơn hàng ngày càng tăng, đặc biệt ở các ngành sử dụng đông lao động. Điều này cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp sẽ ổn định. Đồng thời, số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng hơn so với năm trước. Thông tin mới đây cũng cho thấy, triển vọng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới nhờ các Hiệp định CPTPP và EVFTA, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được giảm thuế. Đồng thời, lương tối thiểu đủ sống là yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào CPTPP và EVFTA. Nhiều nhãn hàng quốc tế cam kết trả lương đủ sống và yêu cầu doanh nghiệp trả lương đủ sống cho người lao động.
“Tăng lương tối thiểu để người lao động đủ sống cũng là cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh đơn hàng tốt hơn. Vì vậy, mức đề xuất tăng 3% lương tối thiểu của đại diện người sử dụng lao động có lẽ chưa phù hợp”, ông Quảng phân tích thêm.
Dù mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tiền lương phải đạt được mức sống tối thiểu nhưng thực tế, hiện nay mức lương luôn luôn chạy theo mức sống tối thiểu. Ảnh: Xuân Thảo. |
Loay hoay với lương tối thiểu
Mặt khác, theo ông Lê Đình Quảng, nhìn rộng ra quốc tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham khảo tỷ lệ lương thực thực phẩm/phi lương thực thực phẩm ở các nước khác có trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam. Kết quả cho thấy, ở Campuchia, Srilanka, Philipines, Ấn Độ, Mông Cổ tỷ lệ chi cho phi lương thực thực phẩm ở các nước này đều cao hơn mức tính của Việt Nam. Từ tỷ lệ chi phí lương thực thực phẩm/phi lương thực thực phẩm của một số nước trên thế giới tương đồng với Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra ba phương án tăng lương tối thiểu vùng.
Chính vì vậy, ông Lê Đình Quảng cho rằng, dù mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tiền lương phải đạt được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ nhưng thực tế, hiện nay chúng ta chưa đạt được, mức lương luôn luôn chạy theo mức sống tối thiểu. Trong khi đó, mức sống tối thiểu là mức lương di động, thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh. Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu sống tối thiểu càng khác nhau, nhu cầu lương thực và phi lương thực, nhu cầu nuôi con cũng khác nhau…
Bà Đỗ Quỳnh Chi, Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, ở các quốc gia phát triển, nhiều quốc gia như Anh, Mỹ đã chuyển mức lương tối thiểu thành lương đủ sống, chỉ riêng Việt Nam giờ vẫn loay hoay với cách tính lương tối thiểu, đủ mức sống tối thiểu. Xu hướng là lương tối thiểu phải tăng nhanh hơn cả năng suất lao động của các quốc gia. Trong khi đó, tại Việt Nam, nói tăng lương nhưng thực tế không tăng, thậm chí còn giảm. Nếu duy trì mức sống tối thiểu để tồn tại thì lâu dần vô hình chung điều này sẽ nhân rộng đói nghèo và khoảng cách thu nhập giữa các nhóm trong xã hội.
Trước đó, tại phiên họp đầu tiên về lương tối thiểu vùng 2020 của Hội đồng Tiền lương quốc gia, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đa số các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đề nghị VCCI không nên tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2020.
“Về cơ bản, các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 được đề xuất tăng là 5,3%, cụ thể: 72,5 % doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% doanh nghiệp tăng 5,9%. Đồng thời, việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là điều chỉnh các phần có liên quan chứ không có ý nghĩa nhiều đối với mức lương tối thiểu của người lao động.
Trong khi đó, tăng lương tối thiểu lại làm tăng các chi phí của doanh nghiệp trong bối cảnh đang cắt giảm nhiều chi phí để cạnh tranh. Qua 5 tháng đầu năm 2019, cả nước có 54.000 doanh nghiệp được thành lập mới thì có tới trên 20.000 doanh nghiệp “thoát ly” khỏi thị trường, trong đó có 7.000 doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục giải thể.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không muốn điều chỉnh lương tối thiểu vùng nữa mà dành chi phí đó cho những thương lượng tập thể như tiền thưởng hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh” - ông Hoàng Quang Phòng cho biết thêm.
Năm 2019, mức lương tối thiểu vùng 2019 đã tăng thêm 5,3% so với lương tối thiểu năm 2018, lương tối thiểu của 4 vùng lương đã được tăng thêm tăng từ 160.000 đến 200.000 đồng so với mức của năm 2018. Cụ thể, vùng 1 tăng thêm 200.000 đồng so với mức của năm 2018; vùng II tăng thêm 180.000 đồng so với mức của năm 2018; vùng III tăng thêm 160.000 đồng so với mức của năm 2018; vùng IV tăng thêm 160.000 đồng so với mức của năm 2018. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics