Liệu Covid-19 có lặp lại lịch sử làn sóng thứ 2 như như dịch cúm 1918?
10 quốc gia có nguy cơ đón làn sóng thứ hai khi nới lỏng phong tỏa | |
Nhiều giải pháp ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 |
Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận số ca bệnh trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 40.000 ca. Ảnh: CGTN |
Khi các nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng những biện pháp hạn chế và một số khu vực đã chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca mắc Covid-19, câu hỏi đặt ra là liệu có phải đại dịch này đang bước vào làn sóng thứ 2 hay không?
Khái niệm mơ hồ
Ở Mỹ, số ca mới đã từng xuống mức 20.000 ca mỗi ngày trong khoảng vài tuần, thì những ngày gần đây đã tăng mạnh trở lại. Theo số liệu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, hôm 26/6, nước này ghi nhận số ca bệnh trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 40.000 ca.
Trước đó, ngày 25/5, Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge nói rằng 30 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận số ca mới tăng mạnh trong 2 tuần qua sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. 11 trong số này ghi nhận sự gia tăng đột biến.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu xu hướng này có đồng nghĩa với việc các khu vực kể trên đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 hay không, bởi theo các chuyên gia, khái niệm “làn sóng thứ 2” là khá mơ hồ.
Nhiều người tỏ ra thận trọng khi cho rằng sự gia tăng trở lại số ca bệnh ở một số khu vực nhất định là “làn sóng thứ 2”. Bởi, số ca Covid-19 tăng khi các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội được nới lỏng không hẳn đồng nghĩa với sự bắt đầu của một vòng quay mới, đặc biệt là khi chỉ số lây nhiễm vẫn ở mức cao.
Bác sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, trả lời phỏng vấn Washington Post ngày 18/6 rằng Mỹ vẫn đang ở trong làn sóng thứ nhất, cho dù số ca bệnh đã giảm rồi tăng trở lại ở những thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau trên cả nước.
Theo John Mathews, Giáo sư danh dự tại Đại học Melbourne, làn sóng thứ 2 sẽ có đặc tính điển hình là số ca bệnh đã giảm mạnh rồi sau đó đột ngột tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng “làn sóng thứ 2” là một khái niệm mơ hồ.
“Không ai thực sự xác định được quy mô cụ thể cả về thời gian, không gian hay quy mô của các con số thống kê để gọi đó là làn sóng thứ 2”, Mathews, một cựu cố vấn y tế cho chính phủ Australia nói.
Lịch sử có lặp lại?
Thế giới đã từng chứng kiến làn sóng thứ 2 của đại dịch cúm năm 1918. Dịch bệnh này khi đó đã khiến hơn 500 triệu người nhiễm bệnh và 50 triệu người tử vong trên toàn cầu. Làn sóng thứ 2 tái bùng phát vào mùa thu năm đó còn “chết chóc” hơn cả làn sóng thứ nhất chỉ trước đó vài tháng. Thậm chí một số nước còn chứng kiến làn sóng thứ 3 vào năm 1919.
Giáo sư Mathews cho rằng, làn sóng thứ 2 kiểu như cúm có thể xảy ra do sự biến đổi ở virus gây bệnh hoặc sự thay đổi trong hành vi của con người.
Cụ thể với dịch cúm 1918, sự biến đổi của virus được cho là nguyên nhân dẫn tới làn sóng thứ 2. Sau làn sóng thứ nhất, cơ chế miễn dịch đã hình thành ở một tỷ lệ dân số đủ nhiều để khiến virus gây bệnh phát sinh “phản ứng tránh miễn dịch” hay biến đổi, và tiếp tục tác động đến con người.
“Chúng tôi không nghĩ điều tương tự đang xảy ra với dịch Covid-19 ở giai đoạn hiện nay”, ông Mathews nói.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng thấy lịch sử làn sóng thứ 2 của đại dịch cúm 1918 nhiều khả năng đang lặp lại với Covid-19.
“Gần như chắc chắn có thể nói rằng làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 sẽ tới, vì chúng ta sẽ không thể có vaccine ngừa bệnh trong ngày một ngày hai”, Gabriel Leung, chủ nhiệm khoa Y học tại Đại học Hong Kong cho biết trong một hội thảo trực tuyến đầu tháng này.
“Khoảng giữa hoặc cuối màu thu sẽ là một giai đoạn khủng hoảng nữa”, Leung nhấn mạnh.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
Phát hiện gần 180 kg pháo hoa trên xe than đá
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics