Liên kết và nguy cơ bị thâu tóm
![]() |
Giới chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ đánh giá cao liên doanh như Saigon Co.op đang làm. Ảnh: S.T
Tham vọng
Mới đây, ngành bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến một vụ liên doanh được cho là đình đám của 2 “đại gia” bán lẻ. Đó là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) hợp tác với NTUC FairPrice thành lập chuỗi đại siêu thị đầu tiên với thương hiệu Co.opXtra và Co.opXtraplus. Mối lương duyên bất ngờ này được đánh giá là “cặp đôi hoàn hảo” bởi NTUC FairPrice là hợp tác xã hàng đầu tại Singapore, hiện chiếm đến khoảng 60% thị trường bán lẻ Singapore. Trong khi đó, Saigon Co.op là nhà bán lẻ top đầu Việt Nam với thị phần vào khoảng gần 50% với 70 siêu thị Co.opMart dự kiến đến cuối năm 2013. Trong liên doanh này, Saigon Co.op góp 64% vốn, NTUC FairPrice giữ 36%, vốn đầu tư cho mỗi siêu thị khoảng 6-9 triệu USD.
Chia sẻ về cơ hội hợp tác này, bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, sự khác biệt chính của mô hình đại siêu thị so với chuỗi bán lẻ Co.opmart là quy mô. Tổng diện tích của đại siêu thị sẽ gấp 4-5 lần, lượng hàng hóa cũng gấp 2-3 lần so với siêu thị hiện thời. Việc bắt tay hợp tác với NTUC FairPrice sẽ giúp Saigon Co.op thực hiện tham vọng mở rộng quy mô với lượng sản phẩm và khách hàng xứng tầm với đại siêu thị. “Chúng tôi đưa ra tiêu chí đại siêu thị sẽ là nơi mua sắm tiết kiệm, thuận tiện và thú vị. Bởi SaigonCo.op muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm mới, mà Co.opMart với điều kiện vật chất, cơ sở mặt bằng nhỏ không thực hiện được”, bà Hạnh nói. Bên cạnh đó, đại siêu thị sẽ đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh, có nhiều nhóm mặt hàng đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm; mở ra thêm kênh bán sỉ với giá bán cho thương nhân có mức chiết khấu hợp lý.
Đặc biệt, Saigon Co.op có riêng một công ty - Công ty CP Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) với sứ mệnh đi “săn” mặt bằng. Được biết, Ủy ban Nhân dân TP.HCM và một số địa phương đã có các giải pháp hỗ trợ mặt bằng cho SCID như ưu tiên thuê đất trả tiền hàng năm đối với các dự án siêu thị tham gia bình ổn thị trường, giải quyết dứt điểm các vướng mắc về thủ tục pháp lý liên quan tới các dự án đầu tư của SCID, hỗ trợ tăng cường quan hệ với các nhà đầu tư bất động sản chiến lược trong việc tìm kiếm mặt bằng cho SCID.
Có bị “nuốt chửng”?
Khi hỏi về nguy cơ bị thâu tóm bởi DN nước ngoài, bà Thu thẳng thắn cho biết, liên doanh này thành lập trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ lưỡng và DN đã nhận được sự giúp đỡ của đối tác trong nhiều năm qua. Do vậy, bà Thu tin tưởng vào sự thành công và không tính đến khả năng bị thâu tóm. “Hợp tác mà lo lắng về sự thâu tóm thì bản thân DN nội sẽ chỉ “loay hoay” trong phạm vi của mình. Khi liên doanh, khâu quan trọng nhất là chọn lựa đối tác, còn việc nước ngoài có thâu tóm hay không lại là bản lĩnh kinh doanh của cả hai phía”, bà Thu khẳng định.
Giới chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cũng ủng hộ mô hình liên doanh giữa DN nội và ngoại như Saigon Co.op đang làm. Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Thương mại Hà Nội đánh giá, đây cũng là cơ hội để DN Việt mở rộng chuỗi phân phối, có cơ hội lớn lên. Tuy nhiên, dẫn ra nhiều vụ liên doanh, liên kết trong lịch sử với những “cái chết” cho DN Việt thì việc thận trọng khi “kết hôn” với các đối tác nước ngoài cần phải tính đến. Minh chứng sinh động nhất trong lịch sử cho ý kiến của ông Thắng có thể kể đến câu chuyện của Coca-Cola. Ban đầu, khi vào Việt Nam, công ty này cũng đã phải liên doanh với một số công ty trong nước, nhưng sau một thời gian hoạt động, liên tục thua lỗ, khiến các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh. Coca-Cola trở thành DN 100% vốn nước ngoài.
Còn theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nguy cơ thâu tóm trong các liên doanh là có thực, ngay cả khi DN Việt nắm giữ trên 50% vốn cũng cần phải cảnh giác để luôn giữ thế chủ động. Bởi DN nước ngoài có rất nhiều chiêu thức để có thể “thôn tính” DN nội, trong đó, đáng chú ý nhất là ăn chênh lệch giá từ đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và hàng hóa vào hệ thống liên doanh. Theo đó, hãng ngoại sẽ đưa các máy móc, thiết bị quản lý, bán hàng hiện đại từ công ty mẹ vào hệ thống; hoặc đưa một lượng lớn hàng hóa vào để tiêu thụ trong các kênh phân phối của hãng nội. Đây là phương thức phổ biến nhất của hành vi chuyển giá mà hiện không ít hãng ngoại đang thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, một chiêu thức điển hình được DN nước ngoài áp dụng là việc gia tăng chi phí quản lý và quảng cáo lên mức “cực đại” để hãng nội đuối sức và phải bỏ cuộc.
Như vậy, dù Saigon Co.op tin tưởng vào sự thành công và không tính đến khả năng bị thâu tóm nhưng với những kết thúc không êm đẹp thuộc về DN nội đã từng xảy ra thì sự lo lắng của giới chuyên gia về khả năng bị thâu tóm của Sagon Co.op hoàn toàn có cơ sở. Vậy nên, khi các cuộc sáp nhập DN ngày càng nhiều, sự cẩn trọng của các DN là điều đương nhiên.
Diệp Anh
Tin liên quan

Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?
09:44 | 01/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ
21:36 | 29/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Samsung hiện thực hóa mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất
10:55 | 29/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều
14:49 | 28/04/2025 Nhịp sống thị trường

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
14:20 | 28/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
15:10 | 26/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”
21:40 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
11:09 | 25/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
20:43 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025
10:25 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đội thuế liên huyện Mộc Châu - Vân Hồ: đối thoại với người nộp thuế lần 1 năm 2025.

Cục Thuế tạm dừng giải quyết chính sách cho người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc

Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đội thuế liên huyện Mộc Châu - Vân Hồ: đối thoại với người nộp thuế lần 1 năm 2025.

Cục Thuế tạm dừng giải quyết chính sách cho người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc

Ngành Thuế sẽ điện tử hóa toàn diện các thủ tục hành chính

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới

Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng

Hoa Kỳ kết luận điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời nhập khẩu

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Quảng Ninh: Cao điểm ngăn chặn thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế
